Kế toán quản trị chi phí của Pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Phát triển Việt Mỹ (Trang 63)

- Chi phí nhân công trực tiếp

2.3.1. Kế toán quản trị chi phí của Pháp

Nước Pháp là một nước Tây Âu có nền kinh tế thị trường phát triển, tiềm lực kinh tế mạnh. Vì vậy công tác quản lý kinh tế nói chung và công tác kế toán nói riêng tại các doanh nghiệp ở Pháp có rất nhiều ưu việt. Tại Pháp, các quy định của Chính phủ hướng dẫn cho bộ phận kế toán quản trị chi phí đáp ứng rất tốt nhu cầu thông tin cho quản trị doanh nghiệp.

Thật vậy, hệ thống kế toán Pháp dung hòa các nhu cầu thông tin về quan hệ bên trong và bên ngoài, bao gồm hai bộ phận kế toán tổng quát (kế toán tài chính) và kế toán phân tích (kế toán quản trị) với đặc trưng cơ bản là mô hình kế toán “tĩnh” ở kế toán tổng quát và kế toán “động” ở kế toán phân tích. Trong đó, kế toán phân tích được tổ chức tách rời, độc lập tương đối với kế toán tổng quát. Kế toán phân tích được lập thành bộ máy kế toán riêng, sử dụng các tài khoản kế toán riêng đó là nhóm tài khoản loại 9 – phản ánh giá trị liên hệ từ kế toán tổng quát mang sang kế toán phân tích.

Bộ phận kế toán tổng quát coi doanh nghiệp như là một thực thể duy nhất, có tình hình và đặc tính chung, việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết những vụ việc, thông tin đã xảy ra và thuộc về quá khứ. Bộ phận kế toán phân tích là phương tiện để các nhà quản trị doanh nghiệp kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách phân tích chi phí để đưa ra dự toán chi phí, góp phần vào công tác quản trị doanh nghiệp thông qua việc đưa ra những định hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, bộ phận kế toán phân tích còn thực hiện công tác phân tích và dự báo các ảnh hưởng của các yếu tố trên thị trường, từ đó lập được kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tối ưu cho doanh nghiệp.

Có thể khái quát những nội dung cơ bản của kế toán phân tích Pháp như sau: - Phân tích chi phí theo từng loại hàng hóa, ngành hoạt động.

- Chia doanh nghiệp ra làm nhiều trung tâm trách nhiệm, trung tâm chi phí là căn cứ để tập hợp và tính ra chi phí của từng loại sản phẩm, dịch vụ.

- Thiết lập được các khoản dự toán chi phí và kết quả.

- Kiểm soát tình hình thực hiện và giải thích rõ các nguyên nhân về sự chênh lệch giữa chi phí dự toán và việc thực hiện chi phí.

- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, phân tích điểm hòa vốn và những nhân tố ảnh hưởng tới điểm hòa vốn của doanh nghiệp.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì kế toán quản trị chi phí của Pháp vẫn còn những tồn tại:

- Chi phí chỉ được phân tích theo bản chất, và do vậy báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày dựa trên cơ sở bản chất của chi phí chứ hầu như không phân loại theo chức năng.

- Việc phân bổ chi phí chung hầu như dựa trên tiêu thức khối lượng sản xuất. Điều này cho thấy việc áp dụng phương pháp ABC trong các doanh nghiệp ở nước này còn rất hạn chế, chủ yếu là áp dụng phương pháp truyền thống.

2.3.2. Kế toán quản trị chi phí của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế phát triển đứng đầu Thế giới. Ở nước này kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng đã được hình thành và phát triển từ rất lâu.

Hệ thống kế toán Hoa Kỳ gồm hai bộ phận là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Đặc trưng cơ bản của kế toán Hoa Kỳ là mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán quản trị không tổ chức thành bộ phận riêng mà tổ chức chung với kế toán tài chính. Với mô hình này thì bộ phận kế toán tài chính sử dụng tài khoản tổng hợp, các báo cáo tổng hợp, còn kế toán quản trị sử dụng các tài khoản chi tiết, các báo cáo bộ phận và các phương pháp khác để thu nhận và xử lý thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định.

Đối với các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ, bộ phận kế toán quản trị được xem như là một công cụ quan trọng, hữu hiệu của quản lý. Nó có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trọng tâm của kế toán Hoa Kỳ là kế toán quản trị chi phí, trong đó chi phí của doanh nghiệp được phân thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định gồm các khoản chi phí có tính độc lập, không phụ thuộc vào sản lượng sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp, còn chi phí biến đổi gồm các khoản chi phí biến đổi theo sản lượng sản xuất tiêu thụ.

Phương pháp chi phí thông dụng được áp dụng khá phổ biến, còn phương pháp chi phí thực tế hầu như không được các doanh nghiệp áp dụng. Phương pháp xác định giá phí dựa trên cơ sở hoạt động tuy được nhắc đến nhiều trong lý thuyết, nhưng thực tế cũng ít được vận dụng ở nước này.

Bên cạnh đó kế toán quản trị chi phí theo mô hình kế toán Hoa Kỳ còn cung cấp thông tin cho việc kiểm tra, kiểm soát chi phí phục vụ việc lập các báo cáo cho việc điều hành hoạt động ở các bộ phận, tổng hợp giờ công lao động thực tế của từng bộ phận, phân tích số liệu để lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt kế toán quản trị Hoa Kỳ chú trọng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, xây dựng các định mức chi phí, phân tích báo cáo bộ phận và phân tích chi phí chung để cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.

Ngoài ra, trong phân bổ chi phí sản xuất chung, đối với các doanh nghiệp quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào nhân công thì sử dụng tiêu thức phân bổ là số giờ công hoặc chi phí nhân công. Tuy nhiên, một số không nhỏ các doanh nghiệp mặc dù sử dụng máy móc hiện đại nhưng vẫn sử dụng tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công hoặc số giờ công. Thực tế như vậy khiến cho chi phí sản xuất chung phân bổ cho các bộ phận chưa hợp lý, điều đó dẫn đến giá thành sản phẩm sản xuất cũng như kết quả kinh doanh bị phản ánh sai lệch tình hình thực tế.

Tuy nhiên, nhìn chung mô hình kế toán động kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị ở Hoa Kỳ đã đóng góp rất lớn trong việc cung cấp các thông tin xác thực, chi tiết theo yêu cầu quản trị về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nên những thành công lớn trong sự phát triển đi lên của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

2.3.3. Bài học vận dụng cho các doanh nghiệp ở Việt Nam

Qua việc nghiên cứu kế toán quản trị chi phí của Pháp và Hoa Kỳ, ta nhận thấy rằng kế toán quản trị luôn đứng bên cạnh kế toán tài chính, sử dụng số liệu của kế toán tài chính, thu thập thông tin quá khứ, phản ánh cụ thể chi tiết tình hình chi phí, kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, nhóm hàng. Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý, kiểm soát, lập dự toán chi phí và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định quản lý, lựa chọn phương án kinh doanh.

Ở Việt Nam, trên lý thuyết những khái niệm liên quan đến kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng mới được biết đến cách đây không lâu. Do vậy, việc tìm hiểu lý thuyết đối với các doanh nghiệp là hầu như chưa có và chưa vận dụng vào thực tế. Ngay thực tế mà chúng ta được biết đến tại các nước có nền kinh tế phát triển trên đây mà việc vận dụng vẫn còn đang hạn chế. Với điều

kiện nền kinh tế nước ta còn thấp hơn và việc hiểu để vận dụng cũng như các điều kiện khác thì Việt Nam chưa thể vận dụng một cách linh hoạt ngay được. Các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp xây lắp nên từng bước áp dụng lý thuyết kế toán quản trị chi phí truyền thống. Sau đó, khi nhận thấy tình hình cạnh tranh đòi hỏi phải vận dụng thì vận dụng cho phù hợp. Đối với các doanh nghiệp xây lắp thì nên vận dụng ngay mô hình kế toán quản trị chi phí kết hợp với kế toán tài chính, nhân viên làm phần hành kế toán chi phí cũng phải lập được các báo cáo quản trị chi phí. Việc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung cần linh hoạt hơn.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VIỆT MỸ

3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Phát triển Việt Mỹ

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

3.1.1.1. Quá trình phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Phát triển Việt Mỹ đăng ký thành lập doanh nghiệp lần đầu tiên vào ngày 23 tháng 05 năm 2008 và đăng ký thay đổi lần thứ 4 vào ngày 03 tháng 12 năm 2010 với mã số doanh nghiệp là 0102755874; địa chỉ trụ sở chính ở số 360, tổ 3, phố Kim Bài, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Do các công trình đều ở Tỉnh Sơn La nên Công ty bố trí một văn phòng điều hành tại Thành phố Sơn La để tiện lợi cho việc quản lý và giao dịch. Mặc dù Công ty vẫn còn non trẻ nhưng cùng với sự nỗ lực trong lao động và quản lý nên cũng đã đạt được một số thành công nhất định, thể hiện qua việc thắng thầu một số công trình như: Công trình Đường Giao thông Trạm Tấu – Bắc Yên thuộc huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái; Công trình Đường số 11A thuộc Khu Trung tâm Huyện lỵ Quỳnh Nhai tại Phiêng Lanh, Huyện Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La; Công trình Đường giao thông đến điểm Tái định cư Nà Mùn – Huổi Nắn – Nậm Phung, xã Chiềng Khay, Huyện Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La; Công trình Đường giao thông Co Muồng – Lái Ngài tại Xã Chiềng Sại, Huyện Bắc Yên, Tỉnh Sơn La……

3.1.1.2. Quy mô hoạt động

Từ lúc bắt đầu hoạt động cho tới hiện tại, số lượng và chất lượng cán bộ, nhân viên đều tăng lên rõ rệt để có thể đáp ứng được yêu cầu mới. Doanh thu, lợi nhuận cũng tăng lên đáng kể qua các năm, theo đó thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 3.1: Quy mô hoạt động của Công ty

Đơn vị tính: đồng

Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1. Doanh thu thuần 5.242.425.455 85.522.170.001 137.489.255.273

2. Tổng chi phí 5.100.098.765 84.136.987.098 136.830.354.542

3. Lợi nhuận trước thuế 142.326.690 1.385.182.903 658.900.731

4. Thu nhập bình quân đầu

người 3.700.000 4.050.000 4.200.000

(Nguồn: Công ty Cổ phần Phát triển Việt Mỹ)

3.1.1.3. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

Hoạt động kinh doanh chính của công ty là xây lắp, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước, cơ sở hạ tầng, văn hóa, thể thao, khu đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, công trình điện đến 35KV. Ngoài ra còn kinh doanh các lĩnh vực sau: Khai thác và thu gom than non; Khai thác và thu gom than cứng; Tư vấn đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập báo cáo khả thi, tiền khả thi, lập và thẩm tra dự toán cho các công trình xây dựng (chỉ hoạt động khi đủ năng lực theo quy định của pháp luật và theo chứng chỉ hành nghề); Hoàn thiện các công trình xây dựng; Lắp đặt điện, nước, thiết bị cho các công trình; Khoan phụt vữa gia cố và chống thấm công trình thủy lợi;

3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Phát triển Việt Mỹ được tổ chức theo sơ đồ sau:

Giám đốc

Phó giám đốc

phụ trách kỹ huật phụ trách kinh doanhPhó giám đốc

P.Hành

chính P.Kế hoạch kinh doanh P.Vật tư P.Kỹ thuật P.Kế toán

Các đội sản xuất, thi công

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty

- Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, giữ vai trò lãnh đạo và điều hành chung việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật và đại diện cho quyền lợi hợp pháp của toàn thể cán bộ, nhân viên.

- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Phụ trách về công tác kỹ thuật, chất lượng công trình trong toàn Công ty; Phụ trách công tác tiếp nhận và áp dụng các quy trình công nghệ thi công mới, điều động cán bộ kỹ thuật tới các công trình.

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về các công việc được phân công như: Trực tiếp theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh, các hợp đồng kinh tế, duyệt dự toán giữa chủ đầu tư với đơn vị và giữa đơn vị với các nhà thầu phụ. Thanh quyết toán giá trị công trình với chủ đầu tư và ký kết các hợp đồng kinh tế khi được giám đốc ủy quyền.

- Phòng hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo lập quy hoạch cán bộ, nhân viên; kế hoạch đề bạt, thay thế cán bộ, nhân viên; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên; điều động thuyên chuyển, sắp xếp, bố trí, tuyển dụng, tiếp nhận.

tổng hợp, xây dựng quản lý kế hoạch, cụ thể là lập dự toán cho các công trình, hạng mục công trình, tìm kiếm việc làm, đầu tư, giá cả hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế. Xây dựng kế hoạch đầu tư sản xuất hàng năm, kế hoạch đầu tư dài hạn và chiến lược sản xuất kinh doanh hàng năm.

- Phòng vật tư: Tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác xây dựng đinh mức vật tư thiết bị hàng năm, quản lý và khai thác máy móc thiết bị của Công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức, chỉ đạo quy trình vận hành máy móc thiết bị. Soạn thảo, hướng dẫn phổ biến các quy trình sử dụng máy móc thiết bị thi công.

- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các công việc có liên quan đến công tác kỹ thuật và công nghệ thi công. Thiết kế, tổ chức thi công công trình, hạng mục công trình. Chủ trì tổ chức chỉ đạo, lập hồ sơ hoàn công. Giám sát thực tế thi công công trình của các đơn vị sản xuất, tham mưu cho lãnh đạo Công ty về chất lượng công trình, đánh giá thực trạng và kết quả hoạt động của Công ty.

- Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về nhiệm vụ được phân công. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán theo pháp luật của Nhà nước nhằm khai thác, huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện theo dõi quá trình hoạt động và cập nhật chứng từ, hóa đơn thanh quyết toán cho các đội sản xuất. Chấp hành các luật thuế ban hành, thu thập kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập các báo cáo tài chính theo định kỳ và các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban giám đốc. Giao dịch với các cơ quan chức năng nhằm giải quyết vấn đề tài chính – kế toán của Công ty như cơ quan thuế, ngân hàng, bảo hiểm…..

3.1.3. Đặc điểm phân cấp quản lý tài chính và tổ chức kế toán

3.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp là một nội dung quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng như chất lượng thông tin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Phát triển Việt Mỹ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w