Đối tượng chi phí sản xuất theo công việc là đơn đặt hàng hoặc theo từng sản phẩm, loại sản phẩm nhất định.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công việc: Chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) phát sinh được tính dồn và tích lũy theo công việc, giúp nhà quản trị biết được giá thành từng công việc, so sánh với giá thành kế hoạch nhằm kiểm soát, điều chỉnh, xử lý kịp thời chi phí.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công việc thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp, công nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo…
Trình tự chung về luân chuyển chứng từ theo phương pháp xác định chi phí theo công việc được trình bày trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Quá trình vận động của chứng từ theo phương pháp xác định chi phí theo công việc
Tập hợp Chi phí theo
Phiếu xuất kho vật liệu Phiếu theo dõi
lao động Phân bổ Chi phí sản xuất chung Đơn đặt hàng Lệnh sản xuất Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng
Các khoản mục chi phí được tập hợp và hạch toán như sau:
- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công: thường là các chi phí trực tiếp liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí nên sẽ được tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng. Trường hợp một bộ phận sản xuất (phân xưởng) đảm nhận sản xuất nhiều đơn đặt hàng, các chi phí sản xuất trước hết được tập hợp cho từng phân xưởng, trong mỗi phân xưởng sẽ chi tiết cho từng đơn đặt hàng.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công được tập hợp về bên Nợ của Tài khoản Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Tài khoản Chi phí nhân công trực tiếp, Tài khoản chi phí máy thi công, cuối kỳ kết chuyển về Tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Kế toán chi phí sản xuất chung: Trường hợp mỗi phân xưởng chỉ tiến hành sản xuất một đơn đặt hàng, chi phí sản xuất chung cũng là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng đó. Trường hợp phân xưởng sản xuất nhiều đơn đặt hàng, chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp chung, sau đó sẽ tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo những tiêu thức nhất định. Đối với doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất chung được phân bổ theo một tỉ lệ nhất định. Theo quy định hiện hành thì chi phí chung được tính bằng tỉ lệ % trên chi phí nhân công trong dự đoán tùy theo từng loại công trình, công tác xây lắp cụ thể.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp về bên Nợ của Tài khoản Chi phí sản xuất chung, cuối kỳ kết chuyển về Tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.