Về đàm phán liên quan tới môi trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ (Trang 75)

V. Triển vọng và định hướng phát triển ngành chế biến gỗ

6. Về đàm phán liên quan tới môi trường

Theo các FTA mà EU ký kết gần đây, đàm phán liên quan tới vấn đề môi trường nằm trong Chương về Thương mại và phát triển bền vững. Nội dung của Chương này về vấn đề môi trường, bên cạnh các quy định về nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện các Công ước quốc tế về môi trường còn có các quy định liên quan tới thương mại một số loại sản phẩm có gắn chặt với vấn đề môi trường.

Trong FTA mới nhất mà EU ký kết (FTA với Singapore), Chương về Thương mại và Phát triển bền vững có một điều khoản riêng về thương mại gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Điều khoản này tập trung vào việc tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm đảm bảo nguồn gốc hợp pháp và bền vững của gỗ.

Đối với ngành đồ gỗ Việt Nam, nếu các cam kết về môi trường dừng lại ở các nội dung này thì về cơ bản không làm thay đổi các quyền và lợi ích của ngành so với

75 hiện trạng (đặc biệt là Chương trình FLEGT của EU mà Việt Nam đang phải tuân thủ). Tuy nhiên, nếu có thể có phương án đàm phán tốt hơn trong EVFTA về vấn đề này, không chỉ ngành gỗ mà các cộng đồng dân cư liên quan cũng có thể được hưởng lợi.

Cụ thể, phương án đàm phán liên quan tới vấn đề môi trường trong EVFTA cần cân nhắc đưa vào các nội dung sau:

- Các cam kết hỗ trợ kỹ thuật từ phía EU nhằm tăng cường hiệu quả của các biện pháp được thực hiện với mục tiêu bảo tồn, phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững nói chung và tài nguyên rừng nói riêng.

Những hỗ trợ kỹ thuật này sẽ là cơ sở để Việt Nam thực hiện được các chương trình trồng rừng, phát triển rừng. Bên cạnh những lợi ích về môi trường, các biện pháp này sẽ gián tiếp thúc đẩy mạnh mẽ nguồn cung cho sản xuất chế biến đồ gỗ.

- Bảo lưu quyền thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo đời sống và bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có.

Quy định này nếu được đưa vào EVFTA sẽ tạo không gian chính sách rộng rãi hơn cho các sáng kiến chính sách liên quan tới việc trợ cấp, hỗ trợ các khu vực liên quan, từ đó tạo động lực giải quyết dứt điểm các bất cập hiện nay trong việc trồng, bảo vệ rừng cũng như khai thác, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Đặc biệt, quy định này, nếu có, sẽ tạo cơ sở để Chính phủ thực hiện các biện pháp trực tiếp hỗ trợ các cơ sở sản xuất chế biến gỗ ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)