Về đàm phán tiếp cận thị trường

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ (Trang 70)

V. Triển vọng và định hướng phát triển ngành chế biến gỗ

2. Về đàm phán tiếp cận thị trường

Đối với các ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu, đàm phán mở cửa thị trường (xây dựng Biểu cam kết thuế quan) trong các FTA luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngành.

70 Kết quả của các đàm phán này về mức độ mở cửa thị trường của đối tác (các dòng thuế được loại bỏ, lộ trình loại bỏ thuế quan tại thị trường đối tác) có ảnh hưởng trực tiếp tới giá và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu vào các thị trường này. Vì vậy, mục tiêu đàm phán tối đa về nguyên tắc là sẽ loại bỏ các dòng thuế nhập khẩu vào thị trường đối tác ngay hoặc với lộ trình ngắn nhất.

Theo chiều ngược lại, mức độ mở cửa thị trường của Việt Nam cho đối tác cũng sẽ ảnh hưởng tới triển vọng cạnh tranh tại thị trường nội địa Việt Nam khi hàng hóa từ đối tác được hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết FTA và do đó sẽ cạnh tranh tốt hơn với hàng nội địa. Vì vậy, mục tiêu đàm phán tốt nhất là không loại bỏ thuế quan hoặc nếu phải loại bỏ thì lộ trình dài nhất có thể.

Ngành chế biến gỗ không phải là ngoại lệ của quy tắc nói trên.

Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng trong thương mại đồ gỗ với EU như đã nêu ở trên (xuất siêu, tập trung vào một số sản phẩm nhất định) và hiện trạng thuế quan MFN giữa hai bên, các phương án đàm phán mở cửa thị trường với ngành gỗ trong EVFTA có những điểm đặc thù.

Cụ thể, phương án đàm phán tiếp cận thị trường EU cần chú ý các mục tiêu sau (chú ý check lại phần này khi có Bảng liệt kê thuế quan MFN):

- Loại bỏ thuế quan ngay đối với các sản phẩm đồ gỗ mà Việt Nam có tiềm năng (đồ gỗ nội thất, ngoại thất, sản phẩm mây tre);

- Có thể chấp nhận loại bỏ thuế có lộ trình đối với những sản phẩm đồ gỗ không tập trung/khuyến khích xuất khẩu (dăm gỗ, gỗ sơ chế dưới các hình thức khác..);

- Không cần tập trung vào các dòng thuế đã có mức MFN sát về 0% hoặc không thuộc thế mạnh của Việt Nam.

Về phương án đàm phán mở cửa thị trường của Việt Nam cho các sản phẩm EU, cần chú ý các mục tiêu sau:

- Loại bỏ thuế quan ngay đối với gỗ nguyên liệu;

- Loại bỏ thuế quan có lộ trình đối với các sản phẩm gỗ chế biến;

- Loại bỏ thuế quan ngay đối với các sản phẩm thiết bị, máy móc, phương tiện nói chung (trên thực tế, tất cả các ngành khác đều có nhu cầu về máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại nhập khẩu từ các khu vực công nghệ nguồn như EU) kể cả các sản phẩm được xếp vào diện “nhạy cảm” và được bảo hộ bằng thuế quan nhiều năm qua nhưng thực tế đã chứng mình là không hiệu quả (ví dụ các phương tiện vận tải).

71

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)