Về đàm phán các vấn đề liên quan tới TBT, SPS

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ (Trang 73)

V. Triển vọng và định hướng phát triển ngành chế biến gỗ

4. Về đàm phán các vấn đề liên quan tới TBT, SPS

Cùng với Hoa Kỳ, EU là thị trường đặt ra các hàng rào kỹ thuật (biện pháp TBT) cao đối với đồ gỗ nhập khẩu, dưới dạng các yêu cầu về nguồn gốc và tính bền vững của

73 gỗ cũng như các kiểm soát khác về quy trình thương mại đồ gỗ. Hiện tại, các biện pháp TBT này tập trung chủ yếu trong Chương trình FLEGT và các Quy định (Regulations) liên quan của EU.

Theo thông tin từ nhiều nguồn, đàm phán EVFTA có một chương về vấn đề này (Chương TBT). Tuy nhiên, quan sát chung từ nhiều FTA khác mà EU đã ký kết với các đối tác đang phát triển như Việt Nam cũng như xu hướng các FTA thế hệ mới hiện tại thì rất ít khả năng Chương TBT trong EVFTA sẽ có những nội dung hạn chế quyền ban hành các biện pháp TBT của EU hẹp hơn phạm vi mà Hiệp định TBT mà WTO cho phép. Một mặt các nước phát triển đều không muốn bị trói tay trong kiểm soát vấn đề này (đặc biệt khi chúng có thể được sử dụng với các mục đích khác nhau). Mặt khác, với tính chất là các biện pháp áp dụng chung (không phân biệt đối tác), các biện pháp TBT khó có thể là đối tượng của các thỏa thuận song phương trong các FTA.

Do đó, khả năng lớn là Chương TBT trong EVFTA chỉ bao gồm các cam kết nhấn mạnh việc tuân thủ Hiệp định TBT của WTO và các cam kết mới liên quan tới thủ tục là chủ yếu, ví dụ:

- Tạo cơ chế hợp tác trong giải quyết các vấn đề về TBT - Cơ chế giải quyết rút gọn đối với các khiếu nại về TBT

Trong bối cảnh này, một đề xuất phương án đàm phán đòi hỏi EU giảm bớt hoặc hạn chế việc ban hành mới các biện pháp TBT có thể cản trở hoặc gây khó khăn cho đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào EU là hầu như không khả thi dù rằng đây là điều mà ngành đồ gỗ Việt Nam mong chờ nhất.

Vì vậy, có lẽ ngành đồ gỗ Việt Nam phải tạm hài lòng với việc đề xuất phương án: - Các thủ tục, cơ chế liên quan tới việc thực thi các biện pháp TBT tại EU được

xây dựng một cách minh bạch và khả thi;

- Việc ban hành các biện pháp TBT mới hoặc sửa đổi các biện pháp TBT hiện hành tại EU được thực hiện một cách minh bạch, có tính đến ý kiến và hoàn cảnh của các bên liên quan, và nhấn mạnh điều kiện “không cản trở thương mại vượt quá mức cần thiết”;

- Lộ trình thực hiện các biện pháp TBT mới, nếu có, cần được tính toán cẩn trọng để không làm thiệt hại bất hợp lý tới các nhà xuất khẩu.

- Đề nghị các cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để nâng cao nhận thức và khả năng đáp ứng các yêu cầu TBT của doanh nghiệp Việt Nam

Ngoài ra, cần chú ý rằng các đàm phán VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU đang được tiến hành song song với đàm phán FTA. Vì vậy các nhà đàm phán có thể cân nhắc để kết hợp các phương án đàm phán liên quan một cách linh hoạt. Đặc biệt,

74 những vấn đề khó có thể giải quyết trong EVFTA liên quan tới TBT đối với đồ gỗ có thể được đưa vào đàm phán VPA (ví dụ quy trình cấp phép, các điều kiện xác nhận/chứng nhận…). Ngược lại, những cam kết, nhân nhượng trong EVFTA của Việt Nam có thể được sử dụng để đạt được những đánh đổi của EU trong khuôn khổ VPA.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)