Các căn cứ định hướng phát triển cho ngành gỗ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ (Trang 59)

V. Triển vọng và định hướng phát triển ngành chế biến gỗ

1.Các căn cứ định hướng phát triển cho ngành gỗ

Ngành gỗ được cho là có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Điều này được nhiều chuyên gia đồng tình bởi xét từ nhiều khía cạnh, cả từ thị trường lẫn năng lực và khả năng mở rộng sản xuất, ngành đồ gỗ đều có rất nhiều tiềm năng.

- Ở góc độ thị trường, với triển vọng thị trường thế giới và nội địa rất lớn

như phân tích ở trên, nếu phát triển sản xuất đúng hướng, đáp ứng được các yêu cầu chất lượng và bền vững, ngành gỗ có một thị trường đầu ra cực kỳ hấp dẫn, với cơ hội lợi nhuận cao và ổn định.

- Ở góc độ sản xuất, công nghệ chế biến đồ gỗ không đòi hỏi nguồn vốn đầu

tư quá lớn, do vậy khả năng mở rộng sản xuất là hoàn toàn trong tầm tay của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về lao động, với đòi hỏi trình độ chuyên môn không cao, lao động ngành gỗ không khó đào tạo, đặc biệt thích hợp với khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa. Hơn nữa, chế biến gỗ là ngành nghề có truyền thống lâu đời ở nhiều khu vực dân cư Việt Nam, với tay nghề cao, kỹ năng tốt, nếu có sự chuẩn hóa thích hợp, ngành gỗ không chỉ có thể yên tâm về lực lượng lao động mà còn có thể xem đây là một thế mạnh cho sự phát triển của mình trong tương lai.

- Ở góc độ nguyên liệu phục vụ sản xuất, ở một đất nước có tới 40% diện

tích là rừng và đang quyết tâm đưa độ che phủ lên 45% trong 10 năm tới, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu về nguyên liệu, ngành chế biến gỗ có nhiều cơ hội phát triển. Sự tăng trưởng của ngành gỗ sẽ không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngành gỗ mà còn giúp gia tăng giá trị của gỗ và lâm sản ngoài gỗ khai thác, từ đó tạo tác dụng phản hồi trong việc khuyến khích tăng diện tích, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất cũng như rừng tự nhiên.Nói cách khác, công nghiệp chế biến gỗ là động lực phát triển kinh tế lâm nghiệp, thúc đẩy mở rộng và phát triển rừng ở Việt Nam. Chính vì lý do này, khác với nhiều ngành sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và vì vậy luôn đứng trước thách thức tài nguyên cạn kiệt, ngành chế biến gỗ là ngành duy nhất vẫn có điều kiện phát triển tốt nếu đi đúng hướng bởi gỗ là tài nguyên duy nhất trên thế giới có khả tăng tái tạo, tái sinh cao.

- Ở góc độ chính sách, sự phát triển của ngành gỗ có thể tạo ra khả năng lan

tỏa rất lớn tới nhiều ngành, đặc biệt đây là các ngành gắn với các khu vực dân cư nhạy cảm, có thu nhập thấp như trồng rừng, làng nghề nông thôn... Tăng diện tích rừng trồng, khai thác hiệu quả gỗ và lâm sản ngoài gỗ từ

59 rừng do đó sẽ tạo cơ hội công ăn việc làm, thu nhập và cuộc sống ổn định của cả triệu người trồng rừng ở các khu vực trung du, miền núi và hàng trăm ngàn lao động tại các cơ sở sản xuất, làng nghề gắn liền với hoạt động chế biến đồ gỗ. Hơn nữa, nếu có chính sách phát triển đồng bộ, các công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo máy cũng có thể có cơ hội tăng trưởng cộng hưởng cùng ngành chế biến gỗ.

- Ở góc độ môi trường, sự phát triển có kế hoạch và đảm bảo nguyên liệu

bền vững của ngành chế biến gỗ còn gián tiếp đóng góp quan trọng vào các mục tiêu môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam.

Từ các phân tích này, có thể nói Việt Nam có thể và cần tập trung các chính sách phát triển đồng bộ, hiệu quả ngành chế biến gỗ trong thời gian tới, coi đây như là một ngành sản xuất, xuất khẩu mũi nhọn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ (Trang 59)