Thị trường nội địa

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ (Trang 56)

IV. Triển vọng và định hướng phát triển sản phẩm gỗ chế biến

2.Thị trường nội địa

Nhu cầu của thị trường nội địa đối với đồ gỗ được cho là khá ổn định và có sự tăng trưởng tương đối trong những năm qua theo thu nhập của người dân (đặc biệt là ở khu vực thành thị) và xu hướng tiêu dùng mới (chuộng dùng đồ gỗ). Thị trường nội địa không quá quan tâm tới nguồn gốc hợp pháp của gỗ và phần lớn thuộc phân khúc trung bình (tiêu dùng sản phẩm đồ gỗ bình dân, với gỗ nguyên liệu chủ yếu thuộc loại giá trị thấp và MDF). Trước thời kỳ đóng băng bất động sản, tăng trường của ngành này thậm chí là rất mạnh mẽ, và người ta dự báo rằng trong vài năm tới, khi thị trường bất động sản hiện đang ấm dần quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng, đây sẽ lại là một cơ hội mới cho ngành đồ gỗ Việt Nam nếu được chuẩn bị sẵn sàng và đón đầu sự tăng trưởng này.

Trong so sánh với các nhà cung cấp nước ngoài trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp nội địa được cho là có nhiều lợi thế, đặc biệt là về thông tin/mức độ am hiểu về nhu cầu và thói quen tiêu dùng đồ gỗ của người dân Việt Nam, về mức độ kiểm soát các kênh phân phối bán lẻ truyền thống (các cửa hàng, cơ sở nhỏ lẻ) vốn được sử dụng bởi phần lớn người tiêu dùng bình dân và về chi phí vận chuyển, tiếp thị sản phẩm trong cộng đồng.

Lý thuyết là như vậy nhưng các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam không dễ dàng chiếm lĩnh lại thị trường trong nước. Một phần do thị trường này bị bỏ ngỏ đã

56 lâu cho các nhà cung cấp nước ngoài, cạnh tranh để lấy lại thị phần từ nhóm này cũng không đơn giản. Hơn nữa, trong một thời gian dài các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ chủ yếu sản xuất hàng xuất khẩu với mẫu mã kiểu dáng chủ yếu do các khách hàng cung cấp sẵn, không phải lo về phân phối bán lẻ nên các doanh nghiệp hầu hết yếu về kỹ năng thiết kế, mẫu mã đơn điệu, năng lực tiếp thị hạn cũng như không chủ động được các kênh phân phối để tiếp cận khách hàng.

Bên cạnh đó, còn tồn tại một yếu tố khác có thể ảnh hưởng lớn tới tình hình cạnh tranh tại thị trường nội địa và gây áp lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tại chính „sân nhà“, đó là việc mở cửa thị trường cho các đối tác bên ngoài trong thời gian tới. Cụ thể, Việt Nam hiện đang đàm phán nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác lớn như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 đối tác trong đó có Hoa Kỳ, FTA Việt Nam – EU, FTA Việt Nam-Liên minh hải quan Nga- Belarus-Kazakhstan.... Khi các Hiệp định này được ký kết và thực thi, Việt Nam chắc chắn sẽ phải mở cửa thị trường nội địa rộng hơn cho phần lớn hàng hóa từ các nước này, trong đó có đồ gỗ chế biến. Mặc dù trong các FTA trước đây, Việt Nam vẫn giữ thuế cao (trên 20%) đối với các sản phẩm gỗ nội thất nhập khẩu (ngoại trừ trong ASEAN thuế nhập khẩu đối với tất cả các sản phẩm gỗ đã về 0%), nhưng trong các FTA sắp tới, các đối tác lớn như Hoa Kỳ, EU, Nga có thế mạnh xuất khẩu đồ gỗ chế biến chắc chắn sẽ thúc ép Việt Nam phải mở cửa thị trường nội địa cho các sản phẩm này. Nếu mức thuế MFN 25% như hiện tại bị xóa bỏ theo các FTA sắp tới, cạnh tranh tại thị trường nội địa được dự báo là sẽ khó khăn hơn, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp.

Tóm lại, trong thời gian tới, ngành đồ gỗ Việt Nam cần tập trung vào các sản phẩm sau đây:

- Sản phẩm đồ gỗ chế biến, đặc biệt là đồ gỗ nội thất phục vụ xuất khẩu (đối với sản phẩm giá trị cao) và tiêu dùng nội địa (đối với sản phẩm giá trị thấp, trung bình)

- Sản phẩm chế biến từ lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là mây, tre phục vụ cả xuất khẩu và tiêu dùng nội địa

- Sản phẩm dăm gỗ, chỉ phục vụ cho tiêu dùng nội địa.

Đối với các sản phẩm phục vụ xuất khẩu, cần đặc biệt chú trọng tới việc đảm bảo nguồn gốc hợp pháp của gỗ và các thông tin liên quan tới chủng loại gỗ sử dụng trong sản xuất nhằm tranh thủ các thị trường đang có nhu cầu đặc biệt lớn về đồ gỗ nhưng lại nhạy cảm về các vấn đề môi trường và phát triển bền vững.

Đối với các sản phẩm sử dụng để tiêu dùng nội địa, việc tăng cường chuỗi bán lẻ và mẫu mã là yếu tố cơ bản để gia tăng thị phần đồ gỗ Việt Nam tại thị trường nội địa dễ tính hơn, ổn định và có rất nhiều tiềm năng.

58

Một phần của tài liệu BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ (Trang 56)