Hạn chế tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi trong công tác bán hàng

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Toàn Cương (Trang 44)

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn (1 đồng vốn CSH bỏ ra tích lũy được bao nhiêu đồng lợi nhuận) Trong

3.2.Hạn chế tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi trong công tác bán hàng

Qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty, ta đã thấy được tỉ trọng vốn của doanh nghiệp bị khách chiếm dụng khá lớn và có xu hướng tăng dần qua các năm.

45

Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty còn nhiều hạn chế và cần phải sớm khắc phục.

Thẳng thắn nhìn nhận thì đẻ dẫn đến tình trạng công nợ như hiện nay do phòng kinh doanh doạt động không hiệu quả. Chưa thực sự quan tâm sâu sát thị trường và tất cả các khách hàng mà thị trường mình tác nghiệp. Hầu hết chỉ quan tâm đến các trung gian phân phối mạnh có doanh thu cao. Đối với các trung gian phân phối, chưa có những biện pháp mạnh để xử lý tâm lý “dây dưa”. Chủ yếu là chạy theo doanh thu chứ không quan tâm đến việc số doanh thu đó có đòi được hay không nên số khoản phải thu chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản. Cũng không thể cùng một lúc thu hồi toàn bộ số nợ mà phải có những bước đi bài bản, chính xác.

Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm đối với công việc của mình. Coi việc phải thi nợ là quyền lợi sát sườn. Cần phải bàn bạc với nhau, tìm kế hoạch cụ thể trong công tác thu hồi nợ. Trước khi đi đến kí kết trong hợp đồng kinh doanh, cần phải xem xét kỹ lưỡng tình hình tài chính của đối tác, các chi tiết trông hợp đồng được soạn thảo kỹ nhất là vấn đề thu hồi vốn. Nếu như tình trạng khó đòi còn diễn ra, nhất thiết phải có biện pháp mạnh tay: không cho xuất hàng, phạt lãi, thanh lý hợp đồng trước thời hạn. Công ty có thể phân loại khách hàng, đưa ra những chính sách tín dụng khác nhau dễ quản lý và có biện pháp thu hồi nợ thích hợp. Thông thường có thể chia làm 3 nhóm khách hàng:

- Nhóm 1: Đây là nhóm đóng góp tỷ trọng doanh thu cao và ổn định nhất. Việc mở rộng kinh doanh với đối tượng này là cần thiết. Thông qua việc giao dịch với nhóm khách hàng quen thuộc này có thể tìm hiểu và cơ hội tìm kiếm khách hàng mới cũng tăng lên. Nhóm khách hàng này thường sử dụng chính sách tín dụng nới lỏng, nhưng cũng vì thế mà số lượng khoản phải thu cũng tỷ lệ thuận với số khách hàng.

- Nhóm 2: Nhóm khách hàng có khối lượng giao dịch trung bình, có mối quan hệ kinh tế nhất định với công ty. Doanh thu từ nhóm này cũng không quá lớn và ổn định. Nếu giao dịch lớn có thể giảm giá để có thể thu ngay tiền.

- Nhóm 3: Khách hàng nhỏ lẻ, khách vãng lai. Đây là nhóm khách hàng đem lại số doanh thu thấp, do đó cần phải áp dụng chính sách tín sụng thắt chặt. Trên thực tế thì số khách hàng này thường xuyên thanh toán ngay bằng tiền mặt nên mức độ rủi ro không cao.

Như vậy, với việc phân chia nhóm khách hàng không quá khó và bộ phận nhân viên phòng kinh doanh phải phối hợp chặt chẽ với nhân viên bộ phận bán hàng thực hiện góp phần làm giảm rủi ro không thu được vốn bị chiếm dụng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Toàn Cương (Trang 44)