Nâng cao năng lực vốn

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Toàn Cương (Trang 43)

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn (1 đồng vốn CSH bỏ ra tích lũy được bao nhiêu đồng lợi nhuận) Trong

3.1.Nâng cao năng lực vốn

Năng lực vốn là khả năng tự chủ mặt tài chính của công ty. Điều này không những quan trọng với doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, nhà cung cấp…Nếu khả năng tự chủ tài chính cao sẽ giúp tạo niềm tin cho các đối tượng có lien quan. Từ đó, tạo thuận lợi cho công ty về nhiều mặt trong việc kinh doanh cũng như tăng nguồn vốn kinh doanh của công ty.

Một trong những biện pháp giúp tăng vốn chủ sở hữu là tiên hành cổ phần hóa công ty. Cổ phần hóa được coi là một hướng đi đúng đắn để huy động vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, năng cao hiệu quả quản lý và khắc phục những tồn tại. Việc cổ phần hóa tạo điều kiện cho những người góp vốn và người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc làm thế nào để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Công ty nên huy động vốn từ chính lao động trong công ty mình để vừa góp phần tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận giữ lại cũng như uy tín… từ đó làm tăng được nguồn vốn chủ sở hữu. Khi thực hiện cổ phần hóa, nếu phần góp vốn được cấp từ nhà nước sẽ có chi phí sử dụng là lãi cổ phần được tích từ lợi nhuận sau thuế trên tổng cốn hiện tại. Vì vậy mà công ty vẫn có lợi nhuận để tăng vốn thực hiện tái đầu tư hay mở rộng.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn có ý nghĩa rất quan trọng để làm được điều này doanh nghiệp phải có các biện pháp nâng cao năng lực TSCĐ, cải tiến tình hình sử dụng TSCĐ, tận dụng triệt để công suất của máy móc thiết bị. Chọn lựa phương pháp khấu hao thích hợp, xử lý các trường hợp làm mất mát hoặc hư hỏng TSCĐ trước thời hạn thanh lý, đánh giá lại tài sản cho phù hợp nhằm thu hồi bảo TSCĐ.

Nâng cấp đổi mới máy móc thiết bị. Bên cạnh việc đầu tư đổi mới thiết bị công ty cần thanh lý, nhượng bán TSCĐ không cần dùng hoặc đã khấu hao hết để thu hồi vốn nhằm tái đầu tư vào TSCĐ bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho việc bảo quản TSCĐ đó. Thường xuyên đánh giá lại TSCĐ. Trong nền kinh tế thị trường giá cả thường xuyên biến đổi, hiện tượng hao mòn vô hình thường xuyên xảy ra. Việc thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản giúp cho công ty xác định mức khấu hao và thời gian khấu hao hợp lý để thu hồi vốn để xử lý kịp thời những tài sản cố định bị mất giá để chống sự thất thoát vốn.

Lập kế hoạch đầu tư TSCĐ phù với nhu cầu thực tế sản xuất thi công. Công ty phải quản lý chặt chẽ TSCĐ và nên phân cấp quản lý TSCĐ cho từng bộ phận trong công ty nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc chấp hành nội quy, quy chế sử dụng TSCĐ, giảm tối đa thời gian ngừng việc giữa ca hoặc ngừng do sửa chữa TSCĐ. Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân trong việc sử dụng và đảm bảo tài sản cố định, quy định rõ chế độ thưởng phạt nhằm khuyến khích và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn công ty cần tập trung vào các biện pháp sau:

Đối với các khoản phải thu: Trong các hợp đồng ký kết công ty nên quy định rõ phương thức và thời hạn trả tiền cụ thể, các điều khoản vi phạm hợp đồng, thời hạn thanh toán và các điều kiện liên quan. Đồng thời công ty cần nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm thu hồi nợ đúng kỳ hạn, công ty nên cử cán bộ chuyên trách khấu thu hồi nợ thường xuyên theo dõi kiểm tra và đốc thúc thu hồi nợ.

Với những khoản nợ quá hạn khó đòi thì cần có biện pháp thường xuyên theo dõi đôn đốc để thu hồi nợ đúng kỳ hạn. Nếu những khoản nợ nào không có khả năng thu hồi thì công ty có thể xoá sổ để khỏi tốn kém chi phí theo dõi, quản lý.

Cần lưu ý mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý tránh tình trạng ứ đọng vốn quá nhiều đảm bảo mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý và có biện pháp quản lý tốt hàng tồn kho đẩy nhanh tốc độ sản xuất thi công của công ty.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Toàn Cương (Trang 43)