Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Toàn Cương (Trang 36)

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn (1 đồng vốn CSH bỏ ra tích lũy được bao nhiêu đồng lợi nhuận) Trong

2.3.5. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Bên cạnh những chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh, còn có những chỉ tiêu tài chính giúp chúng ta đánh giá được tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các tỷ số tài chính không những cho thấy mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong báo cáo tài chính mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh các khoản mục đó của doanh nghiệp qua các giai đoạn khác nhau và với các doanh nghiệp khác trong ngành. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động. Đây cũng là những thông tin hữu ích cho những tổ chức tín dụng, nhà đầu tư quan tâm.

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán:

Bảng 2.16: Khả năng thanh toán

(Đơn vị: Lần)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Tổng tài sản 25.412.440.436 17.495.417.168 Tổng nợ 15.209.314.248 7.360.562.443 Khả năng thanh toán 1,67 2,37 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - Tính toán của tác giả)

Nhận xét:

+ Chỉ tiêu khả năng thanh toán: phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Nó cho biết một đồng vay nợ thì có bao nhiêu đồng đảm bảo. Cả 2 năm, chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 cho thấy đây là một điều tốt vì việc thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo khá chắc chắn, công ty kiểm soát được khả năng

37

trả nợ. Tỷ lệ này khá cao lại có một nhược điểm là cho thấy việc khả năng chiếm dụng vốn của công ty còn hạn chế.

Bảng 2.17: Khả năng thanh toán nhanh

(Đơn vị: Lần)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

TSNH-HTK 18.081.268.820 8.428.831.060 Tổng nợ NH 15.009.314.248 7.360.562.443 Khả năng thanh toán nhanh 1,2 1,14 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - Tính toán của tác giả) Nhận xét:

+ Khả năng thanh toán nhanh: Là khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty bằng TSNH nhưng không tính đến hàng tồn kho. Năm 2012 là 1,2 lần tức 1 đồng nợ nhắn hạn được đảm bảo bằng 1,2 đồng TSNH, hay khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả công ty có thể sử dụng 1,2 đồng TSNH để chi trả mà không cần bán hàng tồn kho. Năm 2013, khả năng thanh toán chậm đi 1,14 lần (giảm 0,06 lần). Trong cả 2 năm, chỉ tiêu này đều >1 cho thấy tình hình thanh toán của công ty còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền giảm. Tuy nhiên, khả năng thanh toán hi vọng sẽ dần tăng lên trong tương lai khi nhìn chung TSNH tăng và lượng hàng tồn kho giảm đi rõ rệt trong năm 2013 so với năm 2012.

Kỳ trả tiền bình quân =

(Nguồn: http://quantri.vn/dict/details/9873-ki-tra-tien-binh-quan)

Bảng 2.18: Kỳ trả tiền bình quân

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013

Nợ phải trả Đồng 15.209.314.248 7.360.562.443 Giá vốn hàng bán Đồng 19.959.292.241 20.135.295.690 Kỳ trả tiền TB Ngày 274,3 131,6 Chênh lệch Ngày (142,7) (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - Tính toán của tác giả) Đối ngược với việc phải tối thiểu hóa kỳ tồn kho và thu nợ bình quân, doanh nghiệp thường cố gắng kéo dài kỳ trả nợ càng lớn càng tốt mà vẫn không ảnh hưởng

tới uy tín đối với nhà cung cấp. Việc gia tăng vốn chiếm dụng ccung cấp hoặc bên mua ứng trước sẽ giảm bớt áp lực chi phí và đi vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, cũng giống như khoản phải thu và hàng tồn kho, việc tăng quá mức các khoản phải trả và kéo dài kỳ hạn của các khoản phải trả cũng là dấu hiệu xấu về khả năng chi trả, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiêp. Mặt khác, việc tăng thời gian thanh toán công nợ, tăng phải trả, giảm vòng quay phải trả cũng có thế tốt nếu doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, uy tín và được nhà cung cấp cho phép trả chậm, đầu mối thu gom hàng,… thường thì một kỳ hạn thanh toán hợp đồng là từ 30-60 ngày, theo như tính toán, công ty có kỳ hạn thanh toán phải trải trả giá quá cao. Năm 2012 là 274,3 ngày mới trả nợ. Tuy nhiên, tình hình được cải thiện dần và bằng chứng là đã giảm số ngày thanh toán nợ xuống còn 131,6 ngày vào năm 2013(giảm 142,7 ngày). Đây là một xu hướng thay đổi thay đổi tích cực mà doanh nghiệp đã làm được trong 2 năm.

Nhìn chung, khả năng thanh toán của công ty tương đối khả quan. Điều này cho thấy công ty đang có những cố gắng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong cơ cấu TSNH, lượng hàng tồn kho còn lớn, công ty cần nhanh chóng giải quyết lượng hàng ở mức độ hợp lý hơn để nhanh chóng chuyển thành tiền, tăng tính thanh khoản, nâng cao khả năng thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay.

- Các chỉ tiêu hoạt động:

Bảng 2.19: Thời gian thu tiền

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần Đồng 21.290.012.141 23.266.674.921 Phải thu khách hàng Đồng 12.172.558.571 5.914.368.841 Số vòng quay phải thu Vòng 1,74 3.9

Kỳ thu tiền Ngày/vòng 206,9 92,3 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - Tính toán của tác giả)

Nhận xét:

+ Số vòng quay khoản phải thu: phản ánh tốc độ các khoản phải thu thành tiền mặt. Số vòng quay có xu hướng tăng từ năm 2012 (1,74 vòng) đến 2013 (3,9 vòng), điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của công ty nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao. Mặt tích cực của việc cho khách hàng nợ (tín dụng nới lỏng) là

39

có thể tăng được doanh thu. Tuy nhiên, nếu khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu, đặc biệt là khi yêu cầu của thị trường khiến doanh nghiệp cần vốn để tăng lượng hàng sản xuất. Khách hàng không trả nợ đúng hạn, công ty không chủ động được vốn sẽ phải đi vay các TSTD khác để được bổ sung, mất thêm chi phí vay cũng như chi phí các khoản nợ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

+ Kỳ thu tiền: Ngược lại với số vòng quay khoản phải thu, số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ thu tiền ngày càng nhanh. Vì vậy số vòng quay khoản phải thu tăng nên số ngày thu tiền cũng nhanh hơn năm 2012 là 206,9 ngày, nhưng đến năm 2013 chỉ mất 92,3 ngày đã thu được tiền.

2.4. Kết luận

Qua việc phân tích tình hình kinh doanh trong hai năm của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng và Thương mại Toàn Cương, có thể thấy, từ đầu năm 2013, mặc dù còn dư âm của một cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Tuy nhiên, công ty đã xó cho mình những bước đi, kế hoạch phát triển rõ rang để có thể tiếp tục duy trì và ổn định kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Toàn Cương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)