Chất lượng của giao diện

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giải dạy chương trình kỹ thuật viên ngành lập trình học phần 4 phân tích hệ thống (Trang 68)

Để đánh giá về mặt chất lượng, chúng ta có thể chia các giao diện làm hai loại chính: 9 Loại giao diện trong các ứng dụng mang tính chất quảng cáo, tiếp thị, giải trí, ...

Đây là giao diện thường thấy trong những hệ thống thông tin của các tổ chức xã hội hoạt động trên mạng Internet, những phần mềm giải trí, phần mềm giáo dục, ... Loại giao diện này phải đạt được một số yêu cầu như sau:

+ Phải mang tính dẫn dắt và thật đơn giản trong giao tiếp, nghĩa là người sử dụng chỉ phải thực hiện một số thao tác cơ bản (sử dụng chuột và một số phím chức năng, trả lời có/không hoặc cung cấp một số thông tin ngắn,...),

+ Tránh sự nhàm chán, phải có sức thu hút, lôi cuốn cao đối với người sử dụng nhờ vào tính mỹ thuật và khả năng kích thích trí tưởng tượng, sự phán đoán của người sử dụng cũng như nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng,

+ Mục đích của ứng dụng được giới thiệu với người sử dụng một cách thường xuyên và có thể bằng nhiều cách khác nhau.

Học phần 4 – Phân tích Hệ thống Trang 68/150

Trang chính của công viên Disneyland (Mỹ)

9 Loại giao diện trong các ứng dụng tin học cùng tham gia một cách thường xuyên vào các hoạt động nghiệp vụ của người sử dụng (điều hành, quản lý, nghiên cứu khoa học kỹ thuật,...)

Đối với người sử dụng, những ứng dụng tin học thuộc loại này được xem như những công cụ hỗ trợ cho họ trong các hoạt động nghiệp vụ hàng ngày. Trong những ứng dụng tin học như vậy, chất lượng của giao diện được đánh giá qua khoảng cách về ngữ nghĩa mà chúng tôi đã đề cập trong phần đầu và chúng ta có thể nói rằng, hiệu quả khai thác của ứng dụng phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách này.

Khoảng cách ngữ nghĩa có thể được giảm đi bằng sự cố gắng của con người để làm chủ giao diện nhưng kết quả đạt được sẽ không quan trọng bằng việc chú trọng đến thiết kế tốt phần giao diện của ứng dụng, làm cho giao diện tiến gần đến cách suy nghĩ, những thói quen của con người trong sinh hoạt bình thường cũng như trong hoạt động nghiệp vụ. Với một giao diện tốt, con người sẽ cảm thấy rất thoải mái khi làm việc với máy tính, họ như được làm việc ngay trong môi trường nghiệp vụ quen thuộc của mình chứ không phải trong một thế giới logic của máy tính. Như vậy, một giao diện tốt là một giao diện thân thiện với người sử dụng (tính user- friendly), được tổ chức một cách khoa học, hợp lý giúp cho người sử dụng không phải cố gắng một cách quá mức để làm chủ hoàn toàn giao diện đó (tính ergonomy) trong quá trình khai thác ứng dụng.

Học phần 4 – Phân tích Hệ thống Trang 69/150

Màn hình nhập liệu của ứng dụng Quản lý đơn đặt hàng

Trong các phần sau của bài học, chúng tôi chỉ chú trọng đến loại giao diện thứ hai và sẽ trình bày một số vấn đề thiết kế cho loại giao diện này.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giải dạy chương trình kỹ thuật viên ngành lập trình học phần 4 phân tích hệ thống (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)