Loại mối kết hợp (Relationship)

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giải dạy chương trình kỹ thuật viên ngành lập trình học phần 4 phân tích hệ thống (Trang 25)

I. Khái niệm

I.4. Loại mối kết hợp (Relationship)

Loại mối kết hợp được dùng để thể hiện mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các loại thực thể với nhau. Loại mối kết hợp gồm có tên và hai nhánh. Mỗi nhánh của loại mối kết hợp được đặc trưng bởi hai yếu tố: vai trò (không bắt buộc phải có) và bản số của nhánh.

Trong mô hình E-R, loại mối kết hợp được biểu diễn bằng bằng một hình bầu dục và hai bên là hai nhánh gắn với hai loại thực thể tham gia vào loại mối kết hợp

Loại mối kết hợp giữa hai loại thực thể KHACH HANG và PHIEU NHAP

Trong hình trên, tên của loại mối kết hợp là Cung cap, diễn tả mối liên hệ ngữ nghĩa giữa hai loại thực thể KHACH HANG và PHIEU NHAP: doanh nghiệp nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp. Mỗi nhánh của loại mối kết hợp được đặc trưng bởi hai yếu tố: vai trò (không bắt buộc phải có) và bản số của nhánh.

Vai trò (role) của một nhánh trong loại mối kết hợp được dùng để giải thích rõ hơn ý nghĩa của nhánh. Ví dụ vai trò của nhánh bên phía loại thực thể KHACH HANG là cung cap hang và vai trò của nhánh bên phía loại thực thể PHIEU NHAP là nhap hang cua. Người ta thường dùng các động từ để đặt tên cho vai trò của các loại mối kết hợp.

Bản số của một nhánh R trong loại mối kết hợp biểu diễn số lượng tối thiểu và tối đa các thực thể thuộc loại thực thể ở nhánh “bên kia” có liên hệ với một thực thể của loại thực thể gắn với nhánh R. Tương tự như bản số của thuộc tính, bản số của các nhánh cũng có dạng [min-max], trong đó, min là số lượng tối thiểu và max là số lượng tối đa.

Học phần 4 – Phân tích Hệ thống Trang 25/150

Ví dụ, trong loại mối kết hợp Cung cap giữa KHACH HANG và PHIEU NHAP thì bản số của nhánh cung cap hang bên phía loại thực thể KHACH HANG là [1-N] nói lên ý nghĩa một khách hàng phải có ít nhất là một phiếu nhập hàng và có thể có nhiều phiếu nhập hàng; còn bản số của nhánh nhap hang cua bên phía loại thực thể PHIEU NHAP là [1-1] thể hiện một phiếu nhập hàng phải thuộc một và chỉ một khách hàng trong thực thể KHACH HANG (vì ít nhất là 1 và nhiều nhất cũng là 1).

KHACH HANG PHIEU NHAP

A001, Công ty TNHH Hoàng Sơn Số phiếu nhập PN990401 Số phiếu nhập PN990403 Số phiếu nhập PN990410

A002, Công ty điện tử Tiến Đạt Số phiếu nhập PN990402 Số phiếu nhập PN990404

Minh họa bản số trong loại mối kết hợp Cung cap giữa hai loại thực thể KHACH HANG và PHIEU NHAP

Chú ý:

Cho ví dụ về các trường hợp bản số của loại mối kết hợp: [0-1], [0-n], [1-1], [1-n] Phải phân biệt giữa bản số của thuộc tính và bản số của loại mối kết hợp

Chỉ giới thiệu những loại mối kết hợp hai ngôi nghĩa là những loại mối kết hợp định nghĩa dựa trên hai loại thực thể

Kinh nghiệm giảng dạy:

Hướng dẫn xác định bản số hai nhánh của mối kết hợp bằng cách “vẽ dữ liệu”của các loại thực thể để học viên dễ hình dung mối kết hợp giữa các loại thực thể với nhau

Cho ví dụ về mối kết hợp không phải là nhị phân như: Giáo viên, học viên, đề tài

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giải dạy chương trình kỹ thuật viên ngành lập trình học phần 4 phân tích hệ thống (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)