Lập sơ đồ quan niệm dữ liệu

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giải dạy chương trình kỹ thuật viên ngành lập trình học phần 4 phân tích hệ thống (Trang 38)

II. Các ràng buộc toàn vẹn mức

phân tích

4.1, 4.2, 4.3 4.4, 4.5

Như chúng tôi đã giới thiệu về mô hình thực thể – kết hợp (E-R), là một phương tiện (hay ngôn ngữ) mô tả, và phần sau đây sẽ là phương pháp phân tích thành phần dữ liệu của ứng dụng tin học dựa theo mô hình này.

Phân tích thành phần dữ liệu của một ứng dụng tin học bao gồm hai công đoạn: lập sơ đồ quan niệm dữ liệu và mô tả ràng buộc toàn vẹn. Kết quả công việc phân tích thành phần dữ liệu là một sơ đồ quan niệm dữ liệu được xây dựng dựa theo mô hình E-R với một tập hợp các ràng buộc toàn vẹn đi kèm.

I. Lập sơ đồ quan niệm dữ liệu

Chú ý:

Phân tích phải độc lập với môi trường cài đặt, chú trọng đến tính rõ ràng (chấp nhận dư thừa) Kết quả của việc phân tích thành phần dữ liệu là sơ đồ quan niệm dữ liệu và các ràng buộc toàn vẹn

Việc phân tích được dựa theo kết quả của giai đoạn khảo sát

Trong bài học này nên dành thêm thời gian để sửa các bài tập phân tích sơ đồ quan niệm dữ liệu

Sơ đồ quan niệm dữ liệu được xây dựng dựa theo mô hình E-R. Việc lập sơ đồ quan niệm dữ liệu được tiến hành theo các bước sau đây:

Học phần 4 – Phân tích Hệ thống Trang 38/150

I.1. Xác định danh sách các loại thực thể (cùng các thuộc tính của chúng) chúng)

Việc xác định danh sách các loại thực thể đối với người mới bắt đầu thường là rất khó. Do đó để xác định nhanh thì có thể dựa theo sự phân loại.

Sự phân loại như bên dưới là một cách tiếp cận ban đầu rất hiệu quả, có thể giúp người phân tích phát hiện nhanh các loại thực thể thuộc phạm vi của ứng dụng.

ƒ Loại thực thể đặc trưng cho những thực thể tồn tại khách quan trong thực tế + tác nhân: khách hàng, nhân viên, học viên, giảng viên,...

+ đối tượng quản lý: vật tư, hàng hóa, tài sản cố định,...

+ chứng từ, phương tiện quản lý: đơn đặt hàng, phiếu xuất, phiếu nhập, phiếu thu/chi tiền mặt,...

+ địa điểm: thành phố, cảng,...

+ . . .

ƒ Loại thực thể đặc trưng cho sự trừu tượng hóa như: công nợ của khách hàng, lớp học, môn học, thời khóa biểu, phòng ban, kế hoạch,...

Việc xác định danh sách các loại thực thể cũng có thể được thực hiện theo cách tiếp cận từ các kết xuất. Đây là một cách tiếp cận đơn giản, dễ thực hiện và mang tính trực quan cao.

Trong cách tiếp cận theo kết xuất, chúng ta bắt đầu bằng việc nghiên cứu các kết xuất để xác định các loại thực thể (dữ liệu) liên quan đến các kết xuất. Ví dụ, trong ứng dụng quản lý đơn đặt hàng, ta xem xét các kết xuất (xem phụ lục A) và xác định các loại thực thể: KHACH HANG, HANG HOA, CONG NO, TON KHO, DON DAT HANG, PHIEU GIAO HANG, HOA DON BAN LE, PHIEU THU, PHIEU CHI,…

Cũng xuất phát từ các kết xuất, chúng ta có thể xác định được các thuộc tính của mỗi loại thực thể. Ví dụ, loại thực thể HANG HOA có các thuộc tính: mã số hàng hóa, tên hàng hóa, đơn vị tính…

Cách tiếp cận theo các qui trình quản lý cũng có thể được vận dụng trong bước này; trong đó, các loại thực thể có thể được nhận diện từ các tác nhân hay đối tượng liên quan đến các qui trình quản lý.

Người phân tích cũng có thể cùng lúc phối hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau để thực hiện bước này.

Chú ý:

Trong quá trình phân tích nên đạt đến tính rõ ràng, ví dụ nên có đủ 2 loại thực thể Phiếu Nhập và Phiếu Xuất trong sơ đồ quan niệm dữ liệu (tránh gom lại thành một)

Học phần 4 – Phân tích Hệ thống Trang 39/150

Kinh nghiệm giảng dạy:

Có thể phân loại thực thể ra làm 3 loại chính: 1/ Danh mục: kho, hàng hoá, nhà cung cấp 2/ Biến động: chứng từ, hoá đơn, phiếu

3/ Phát sinh: các dữ liệu được phát sinh (không nhập) từ các dữ liệu đã nhập như tồn kho, công nợ Cho một ví dụ tiếp cận theo kết xuất để xác định các loại thực thể : hướng dẫn học viên tìm ra các loại thực thể của ứng dụng Quản lý Đặt hàng dựa trên các kết xuất (trong phụ lục A)

Cho một ví dụ tiếp cận theo xử lý để xác định các loại thực thể: xử lý tính lương

I.2. Xác định các loại mối kết hợp giữa các loại thực thể để phác thảo sơ đồ quan niệm dữ liệu thảo sơ đồ quan niệm dữ liệu

Các chuyên viên tin học sẽ lần lượt xét duyệt (vét cạn) từng cặp loại thực thể để xác định có hay không mối liên hệ ngữ nghĩa (loại mối kết hợp) giữa chúng với nhau. Việc xác định loại mối kết hợp giữa hai loại thực thể bao gồm luôn cả việc xác định thuộc tính, nếu có, và bản số của mỗi nhánh thuộc loại mối kết hợp.

Chú ý:

Việc chỉ ra các loại mối kết hợp có thể thiếu hoặc dư

Sau khi phác thảo xong, nên duyệt lại hồ sơ khảo sát để xem sơ đồ quan niệm đã biểu diễn đúng và đủ các yêu cầu khảo sát chưa ? (chấp nhận dư thừa)

Có thể bổ sung hoặc loại bỏ các loại thực thể, thuộc tính, loại mối kết hợp, bản số

Kinh nghiệm giảng dạy:

Học viên thường xác định thiếu loại thực thể, thiếu thuộc tính, xác định bản số sai, quên xác định khoá nội, xác định loại mối kết hợp không cần thiết, thiếu thuộc tính của loại mối kết hợp

Cho ví dụ về thuộc tính đặt sai chổ trong các loại thực thể hoặc loại mối kết hợp

I.3. Hoàn chỉnh sơ đồ quan niệm dữ liệu

Bước thực hiện cuối cùng là hoàn chỉnh, bổ sung các thuộc tính, các loại thực thể và các loại mối kết hợp, nếu cần, để làm tăng tính rõ ràng của sơ đồ quan niệm dữ liệu (chấp nhận sự trùng lắp và dư thừa để bảo đảm tính rõ ràng của sơ đồ). Ví dụ, ở bước 2, chúng ta có thể thiết lập loại mối kết hợp giữa loại thực thể DON DAT HANG và loại thực thể HANG HOA như trong hình. Sau đó, ở bước 3, loại mối kết hợp trên có thể được sửa đổi lại như trong hình bên dưới.

0

Học phần 4 – Phân tích Hệ thống Trang 40/150

Giai đoạn phác thảo

Giai đoạn tối ưu

Việc hoàn chỉnh sơ đồ quan niệm dữ liệu có thể được thực hiện theo hai hướng tiếp cận:

9 sơ đồ quan niệm dữ liệu đã thể hiện đầy đủ tất cả các đối tượng quản lý quan trọng và các tác nhân quản lý của UDTH ?

9 sơ đồ quan niệm dữ liệu đã thể hiện đầy đủ tất cả các qui trình nghiệp vụ của ứng dụng tin học ?

Trong thực tế, người ta thường phối hợp cả hai hướng tiếp cận trên để hoàn chỉnh sơ đồ quan niệm dữ liệu của UDTH.

Chú ý:

Kiểm tra lại sơ đồ quan niệm dữ liệu đã đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu khảo sát Có thể chỉnh sửa lại sơ đồ để tăng tính rõ ràng. Ví dụ như trong bước phác thảo: Trong sơ đồ quan niệm dữ liệu không được phép có khoá ngoại

Loại thực thể phải có khoá nội Tên loại mối kết hợp phải có ý nghĩa Bản số các nhánh luôn luôn đúng

Kinh nghiệm giảng dạy:

Nếu loại thực thể không chọn được thuộc tính nào làm khoá nội thì cần phải bổ sung thuộc tính số thứ tự làm khóa

0

Học phần 4 – Phân tích Hệ thống Trang 41/150

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giải dạy chương trình kỹ thuật viên ngành lập trình học phần 4 phân tích hệ thống (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)