II. Chất lượng của giao diện III. Thiết kế giao diện
So với giai đoạn phân tích, giai đoạn thiết kế được bổ sung thêm thành phần giao diện của ứng dụng. Trước khi trình bày nội dung những công việc thiết kế giao diện cho một ứng dụng, chúng tôi sẽ giới thiệu tóm tắt về vai trò của giao diện trong một ứng dụng tin học.
I. Vai trò của giao diện
Quá trình con người làm việc với máy tính chính là một sự giao tiếp giữa hai thế giới : tâm lý (psychology) và luận lý (logic). Khi muốn thực hiện một tác vụ A, con người sẽ ra lệnh cho máy thi hành thông qua một số phương tiện như : lệnh (command), thực đơn (menu),… nói chung là thông qua một dạng ngôn ngữ để hai thế giới này có thể “hiểu được nhau”. Ngôn ngữ trung gian này chính là giao diện giữa nguời và máy. Tuy nhiên, giữa hai thế giới này luôn luôn tồn tại một khoảng cách về mặt nhận thức (hay ngữ nghĩa), nghĩa là, không phải lúc nào con người và máy tính cùng hiểu giống nhau về một sự việc. Có những trường hợp con người muốn thực hiện một công việc A nhưng sau khi diễn đạt yêu cầu thông qua giao diện thì máy tính lại hiểu rằng con người muốn thực hiện công việc B và chúng ta nên nhớ rằng, máy tính chỉ làm theo những gì con người yêu cầu và hướng dẫn mà không thể biết được những mục đích thật sự trong suy nghĩ của con người. Điều đó có nghĩa là việc con người không hoàn toàn làm chủ ngôn ngữ chung hay giao diện là một trong những nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách giữa hai thế giới.
Học phần 4 – Phân tích Hệ thống Trang 67/150
Giao tiếp giữa người và máy
Như vậy, chúng ta thấy rằng trong môi trường các ứng dụng tin học, giao diện đóng một vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả khai thác của các ứng dụng tin học. Một giao diện tốt sẽ làm gia tăng đáng kể hiệu quả khai thác ứng dụng và ngược lại, một giao diện kém chất lượng chắc chắn sẽ dẫn đến những kết quả không như mong đợi.