Xác định danh sách các xử lý

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giải dạy chương trình kỹ thuật viên ngành lập trình học phần 4 phân tích hệ thống (Trang 44)

II. Mô tả xử lý

5.1 5.2

Trong phần này chúng tôi sẽ đề cập đến việc phân tích thành phần xử lý của ứng dụng tin học. Như chúng tôi có đề cập ở phần trước, trong những ứng dụng có qui mô nhỏ thì thành phần xử lý thường khá đơn giản so với thành phần dữ liệu. Kết quả của việc phân tích thành phần xử lý là một danh sách và phần mô tả của các xử lý.

I. Xác định danh sách các xử lý

Để xác định danh sách các xử lý của ứng dụng tin học, chúng ta có thể dựa trên hai cách tiếp cận theo kết xuất và tiếp cận theo qui trình nghiệp vụ.

I.1. Tiếp cận theo kết xuất

Trong cách tiếp cận theo kết xuất, chúng ta xem xét từng kết xuất và tìm hiểu những xử lý nào cần được thực hiện để tạo ra những kết xuất của ứng dụng tin học.

Ví dụ, để tạo ra kết xuất Theo dõi nhập – xuất – tồn, chúng ta nhận thấy cần phải có các xử lý sau:

9 cập nhật các phiếu nhập hàng 9 cập nhật các phiếu giao hàng 9 cập nhật các hóa đơn bán lẻ 9 tính tồn kho

Học phần 4 – Phân tích Hệ thống Trang 44/150

Cách tiếp cận theo kết xuất có ưu điểm là trực quan, dễ thực hiện nhưng có khuyết điểm là kém linh hoạt, khó mở rộng.

I.2. Tiếp cận theo qui trình nghiệp vụ

Trong cách tiếp cận theo qui trình nghiệp vụ, chúng ta vận dụng phương pháp phân tích top- down. Xuất phát từ một công tác nghiệp vụ trong thực tế, chúng ta phân rã thành những xử lý con theo nhiều cấp để tạo thành một cây xử lý.

Xử lý 1 Xử lý 11 Xử lý 12 Xử lý 121 Xử lý 122 Xử lý 111 Xử lý 112 Xử lý 113 Xử lý 1121 Xử lý 1122 Cây phân rã các xử lý Chú ý:

Thực tế thường chọn tiếp cận theo cả 2 cách trên Kết quả đạt được là danh sách các xử lý

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn giải dạy chương trình kỹ thuật viên ngành lập trình học phần 4 phân tích hệ thống (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)