M (easurable) đo lường được
A (chievable) có thể đạt được, có thể thực hiện được
2.7.2. Hoạt động của các nhân viên bán hàng
- Nhân viên bán hàng tại công ty: các nhân viên sẽ chủ động lên kế hoạch đến gặp trực tiếp khách hàng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận để giới thiệu các sản phẩm của công ty và có thể trực tiếp ký kết hợp đồng giao dịch. Những nhân viên này ngoài nhiệm vụ bán hàng, còn có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường mới và tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh.
- Nhân viên bán hàng tại chi nhánh: chủ yếu thực hiện các hoạt động giao dịch, ký kết hợp đồng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tại chi nhánh của công ty. Khách hàng chủ yếu là các đại lý trung gian có quan hệ buôn bán với công ty từ xưa
* Phương pháp bán hàng hiệu quả
Các nhân viên bán hàng thường xuyên liên hệ với khách hàng (tùy theo tần suất mua hàng của từng khách hàng) làm bảng thống kê lượng hàng mà khách hàng mình quản lý, kèm theo doanh thu của khách hàng đó theo từng tuần, từng tháng, từng năm để từ đó, phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của khách hàng đó mà có kế hoạch liên hệ. Đối với những khách hàng tại Hà Nội và các tỉnh lân cận có thể lên kế hoạch đến gặp trực tiếp để tiếp thị sản phẩm đồng thời quan sát lượng hàng bán ra và các sản phẩm mà khách hàng đó đang bán để có đối sách hợp lý. Tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh cũng là một yếu tố quan trọng trong sự thành công của nhân viên bán hàng.
* Ưu điểm: Công việc được phân chia một cách chặt chẽ đối với các nhân viên
bán ở từng nơi. Mỗi nơi lại có một hoạt động chuyên sâu, giúp cho phòng kế hoạch có thể đưa ra được các đối sách kinh doanh một cách đúng đắn, hợp lý và có hiệu quả làm tăng doanh thu bán hàng của công ty.
* Nhược điểm: Những nhân viên bán hàng tại công ty phải làm việc khá nặng
nề, vừa phải bán hàng lại vừa phải tìm kiếm thị trường mới và tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh dẫn đến việc dễ gây chán nản, mệt mỏi. Hơn nữa, những nhân viên này phải làm nhiều công việc nên doanh số bán hàng của họ không thể đạt được hiệu quả tối đa.