Mục tiêu dài hạn

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN HÀNG TẠI Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Thanh Nam (Trang 35)

M (easurable) đo lường được

A (chievable) có thể đạt được, có thể thực hiện được

2.1.2 Mục tiêu dài hạn

“Thanh Nam đã đặt mục tiêu chiếm 30% thị phần mực in toàn miền Bắc vào trước cuối năm 2015”

2.1.2.1. Phân tích

S (Specific) rõ ràng, cụ thể

Công ty Thanh Nam đã nêu ra mục tiêu cụ thể là: chiếm 30% thị phần mực in toàn miền Bắc

M (Measurable) đo lường được

Con số cụ thể của mục tiêu doanh số là: 30%

A (Achievable) có thể đạt được, có thể thực hiện được

• Về môi trường bên ngoài:

+ Hiện nay, tại Việt Nam có rất ít doanh nghiệp sản xuất mực in sử dụng cho các dòng máy văn phòng. Điều này đã giúp cho công ty có được một thị trường rộng mở và đầy tiềm năng.

+ Miền Bắc là một thị trường mới còn nhỏ lẻ và chưa định hình, chưa có chiều sâu và tính chuyên nghiệp. Sức cạnh tranh cũng chưa đến mức độ gay gắt nhất. Đó là cơ hội lớn để công ty có thể khẳng định bản thân và vươn lên trên thị trường.

+ Trên thị trường cũng đã có những thương hiệu Việt chuyên về sản phẩm mực in nhưng mới chỉ xuất hiện khoảng 4-5 năm nay, và chỉ là những tổ chức nhỏ lẻ, rời rạc chưa có sự liên kết rộng lớn, những quy chuẩn hợp tác phát triển nhất định.

+ Tâm lý của người tiêu dùng là chỉ tin tưởng vào những thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường, mà công ty Thanh Nam lại là một trong những công ty đi đầu trong ngành sản xuất mực in và đã có trên 10 năm kinh nghiệm nên tạo được uy tín vững chắc trong lòng người tiêu dùng. • Về môi trường bên trong doanh nghiệp

+ Sản phẩm đạt chất lượng cao và được người tiêu dùng tin tưởng

+ Công ty được trang bị hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000

+ Công ty có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên chuyên nghiệp với nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao (trên 80% có trình độ Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp)

+ Hệ thống phân phối nhiều kênh và rộng khắp

R (Realistics) thực tế

Năm 2010, công ty đã chiếm thị phần khoảng 10% toàn miền Bắc. Hơn nữa, với mức tăng trưởng năm 2010 là 29% và tổng doanh thu hơn 20 tỷ đồng thì công ty có thể thực hiện được mục tiêu này

T (Time) thời gian

Thời gian là trước cuối năm 2015

Khi công ty đã có được doanh số ổn định hàng tháng và có lượng khách hàng ổn định thì việc quan trọng tiếp theo của công ty đó là phát triển thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường. Trước tiên là trên địa bàn Hà Nội rồi đến tất cả các tỉnh trên toàn miền Bắc. Tối thiểu, mỗi tỉnh phải có ít nhất một đại lý.

- Hỗ trợ cho các đại lý về khâu quảng cáo (biển hiệu, quà tặng, khuyến mại, giảm giá) để khuyếch trương thương hiệu, đưa sản phẩm của công ty đến với tất cả các khách hàng ở khắp mọi nơi.

- Hướng tới các cụm khách hàng sử dụng trực tiếp là các cơ quan nhà nước lớn, các văn phòng nước ngoài sử dụng nhiều vật tư tiêu hao trong một tháng để ký hợp đồng cung cấp trọn gói và dài hạn. Việc sản phẩm được các khách hàng lớn sử dụng giúp công ty khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

- Sử dụng hệ thống giá cả linh hoạt, nhằm mang lại lợi nhuận kinh doanh cao nhất phù hợp với từng đối tượng hoạt động kinh doanh giúp tạo ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

- Đầu tư vào dịch vụ hậu mãi. Với phương châm “Luôn mang lại thặng dư đến cho khách hàng” nhằm hướng khách hàng sử dụng sản phẩm mang thương hiệu Thanh Nam TNT.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN HÀNG TẠI Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Thanh Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w