Những bài giảng chán

Một phần của tài liệu học toán và dạy toán như thế nào (Trang 126)

3 Thảo luận với các giảng viên trẻ

3.14 Những bài giảng chán

Trong buổi thảo luận hôm 14/09/2012, các bạn tham dự đã kể lại về các kinh nghiệm bản thân, khi đi nghe giảng hay nghe seminar gặp phải các bài giảng hay dở ra sao. Mọi người đã phân tích các trải nghiệm thực tế đó, và lập một bảng gồm hai cột: một bên là danh sách các đặc trưng của các bài giảng hay, còn bên kia là danh sách các đặc trưng của các bài giảng chán. Một số yếu tố đặc trưng trong danh sách “chán” cũng đã được bàn đến trong các phần trước của loạt bài viết này, ví dụ như: không chuẩn bị bài giảng cẩn thận, nói lí nhí không rõ ràng, viết trên bảng không theo thứ tự nào, cố nhồi quá nhiều kiến thức vào trong một bài, không có tương tác với người nghe, đưa ra các khái niệm một cách thiếu tự nhiên như là từ trên trời rơi xuống, lạc đề giảng thì ít mà kể chuyện không liên quan thì nhiều, v.v.

Trong mục này, chúng ta liệt kê thêm một vài đặc biểu hiện trưng khác của các bài giảng chán. Tất nhiên, các yếu tố “chán” không độc lập với nhau, mà là thường cái này kéo theo cái khác: một bài giảng chán thường chán không phải chỉ về một điểm, mà là về nhiều điểm cùng một lúc.

Nói đều đều như ru ngủ.

Có người khi giảng bài cứ nói liên tục đều đều như là tụng kinh, độc thoại một mình, như là robot, không diễn cảm, không nhấn mạnh chỗ nào cả. Người nghe rất kho theo dõi bài giảng kiểu vậy, bởi vì não người làm việc theo nguyên tắc chọn lọc những điểm quan trọng nhất để hướng sự tập trung vào. Khi nghe một giọng nói tụng kinh

đều đều, thì không còn biết chỗ nào là quan trọng đáng nhớ, chỗ nào cần hướng sự tập trung vào trong bài giảng nữa. Kiểu giảng bài độc thoại đều đều ru ngủ này cũng là một thể hiện của sự thiếu tương tác với người nghe. Tôi mà nghe phải bài giảng như vậy thể nào cũng ngủ gật.

Không có ví dụ, hay chỉ toàn ví dụ tầm thường.

Đây là kiểu “dạy chay”, “dạy gạo”, một cách hình thức, “lý thuyết không đi đôi với thực hành”. Chẳng hạn, khi dạy về giải tích, thầy toàn định nghĩa vi tích phân trên không gian Banach tổng quát, nhưng tất cả các ví dụ đều trên tập số thực R. Trong số các nguyên nhân khác nhau dẫn đến kiểu dạy “chay” này, có thể kể đến: chương trình quá năng về lý thuyết, giảng viên quen kiểu dạy hình thức khô khan mà không thấy cần thay đổi, hay là bản thân giảng viên không hiểu sâu cái mình dạy nên chỉ dạy được ở mức hình thức.

Biến cái dễ thành cái rắm rối.

Hiện tượng “rắm rối hóa vấn đề” không chỉ gặp ở các bài giảng, mà phổ biến ngay trong các sách giáo khoa. Ví dụ, thay vì nói “số hữu tỷ chẳng qua là phân số, tức là thương của hai số nguyên”, thì người ta định nghĩa cho trẻ em rằng “số hữu tỷ là một số mà khi viết dưới dạng thập phân thì có hữu hạn chữ số hoặc vô hạn chứ số nhưng tuần hoàn”. Cái dễ mà đã bị rắm rối hóa trở thành khó, thì đến khi gặp cái khó thật nó sẽ bị rắm rối hóa đến mức không ai có thể hiểu được nữa. Có những người giảng rắm rối vì được học rắm rối như vậy và chưa để ý đến cách trình bầy khác đơn giản và đi vào đúng bản chất hơn. Nhưng cũng có những người có tâm lý thích làm phức tạp hóa vấn đề, cố tình nói rắm rối “cho oai”, để thể hiện “ta đây thông

minh”.

Nhảy loạn xạ từ ý này sang ý khác.

Tiềm năng của não người rất lớn. Nhưng trong phạm vi 1 tiếng đồng hồ, thì khả năng thu nhập và xử lý thông tin của não người là có hạn: thường nó chỉ có thể đi theo một vài mạch suy nghĩ chính nào đó, chứ nếu nhảy loạn xạ từ chỗ này sang chỗ khác là não sẽ bị “mất phương hướng”, mất tập trung, không kịp xử lý.Thế nhưng, có những người giảng bày theo kiểu nhảy từ ý này sang ý khác một cách loạn xạ như vậy. Ví dụ như, đầu giờ bụp ngay vào một định lý ở phần cuối của 1 quyển sách giáo trình, một lúc sau lại lộn lại phần đầu quyển sách, lúc sau nữa lại nhảy sang giữa quyển sách, không theo thứ tự nào, làm cho sinh viên luôn bị bất ngờ.

Có những người, không hẳn là nhảy loạn xạ từ ý này sang ý khác, mà là “nhảy cóc” các ý, khiến cho mạch suy luận bị đứt đoạn đối với người nghe. Người giảng bài có thể không nhận ra điều đó, vì đối với ông ta phần nhảy cóc bỏ qua là phần đã quá quen thuộc, “hiển nhiên dễ thấy”, tuy rằng thực ra nó không hề hiển nhiên đối với người nghe. Việc giảng bài nhảy ý lộ xộn hay đứt đoạn một phần có thể do chủ quan, coi rằng ai cũng phải nghĩ giống mình, mình làm như vậy mình hiểu được thì người khác cũng phải hiểu được

Một phần của tài liệu học toán và dạy toán như thế nào (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)