Một giờ giảng bài là nhiều giờ lao động

Một phần của tài liệu học toán và dạy toán như thế nào (Trang 123)

3 Thảo luận với các giảng viên trẻ

3.12 Một giờ giảng bài là nhiều giờ lao động

Rất tiếc là có nhiều người, kể cả những người làm quản lý về giáo dục và khoa học, không hiểu một điều đơn giản sau: một giờ bài giảng có thể là nhiều giờ lao động chứ không phải chỉ là một giờ lao động.

Vì họ chỉ tính một giờ giảng bài là một giờ lao động, nên có xu hướng “ghen tỵ” với các giáo viên và giảng viên “sao làm việc ít thế”, muốn “nhồi nhét” cho giảng viên và giáo viên phải dạy nhiều giờ lên, và đồng thời trả giá “bèo” cho các giờ giảng bài. (Kể cả ở Pháp cũng nhiều người suy nghĩ như vậy). Nhưng vì “tiền nào của đấy”, nên tình trạng “trả giá bèo” kéo theo tình trạng có nhiều bài giảng rất chán.

Vì sao một giờ giảng bài lại là nhiều giờ lao động? Bởi vì muốn giảng được một bài giảng tử tế, đặc biệt các bài giảng ở mức cao (như là cao học, hay cao hơn nữa là một bài thuyết trình về một đề

tài nghiên cứu mới), thì người giảng phải mất rất nhiều thời giờ để chuẩn bị. Tôi không có con số thống kê về lượng thời gian trung bình cần thiết cho việc chuẩn bị một giờ bài giảng, nhưng có thể tạm hình dung ước lượng như sau (lượng thời gian chuẩn bị cho 1 giờ giảng) :

Bậc phổ thông: vài chục phút Bậc đại học môn cơ sở: 1 giờ

Bậc đại học môn chuyên sâu: vài giờ Bậc cao học, tiến sĩ: 1 ngày

Seminar, hội nghị: nhiều ngày chuẩn bị cho một báo cáo

Đối với cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm thuyết trình, thì thời gian dành cho chuẩn bị còn cần tăng lên nhiều nữa. Ngoài ra, các giáo viên và giảng viên còn nhiều công việc khác phải làm, như thi cử, họp hành, nghiên cứu khoa học, v.v.

Nếu như thời gian dành cho chuẩn bị bài giảng bị cắt xén đi, giảng mà không có chuẩn bị, thì hệ quả tất yếu là sẽ giảng chán. Trên thực tế, có rất nhiều bài giảng rơi vào tình trạng không được chuẩn bị như vậy. Điều này thể hiện rất rõ ở một số điểm như: nói ề à ngắc ngứ không rành mạch, cứ bê nguyên tài liệu ra mà đọc mà chép chứ bài giảng không có “hồn”, bài giảng cũ rích lâu năm không cập nhật, khô khan không có ví dụ minh họa nào hay, đang trình bầy thì tắc tịt, nói sai lung tung, không trả lời được các câu hỏi, v.v.

Từ quan điểm xã hội, để cải thiện tình trạng này, cần thay đổi cơ chế sao cho giảm số giờ dạy trung bình của giảng viên ở những nơi giảng viên đang phải dạy quá nhiều, đặc biệt là Việt Nam (thế thì mới có thời gian để mà chuẩn bị bài giảng), và trả tiền cao lên cho các

giờ dạy (vì một giờ dạy có thể là nhiều giờ làm việc, nên cũng phải được thù lao xứng đáng hơn nhiều so với chỉ một giờ làm việc). Từ phía giảng viên, cần “ghi tâm khắc cốt” rằng mỗi bài giảng đều đỏi hỏi có thời gian chuẩn bị, chứ không phải “chỉ khi lên lớp mới làm việc giảng dạy”.

Một phần của tài liệu học toán và dạy toán như thế nào (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)