Trước hết là thương yêu trò

Một phần của tài liệu học toán và dạy toán như thế nào (Trang 99)

3 Thảo luận với các giảng viên trẻ

3.4Trước hết là thương yêu trò

Làm sao để thành công, đạt chất lượng cao trong việc dạy học? Có rất nhiều điểm trong triết lý giáo dục, phương pháp giảng dạy, tư cách người thầy, v.v. mà chúng ta sẽ phải tuân theo nếu muốn trở thành một người thầy tốt. Nhưng qui tắc đầu tiên có lẽ là: người thầy tốt trước hết phải là người thương yêu học trò. Muốn thành công

trong bất cứ nghề gì thì phải yêu nghề đó. Điều này đặc biệt đúng trong giáo dục. Không thể nói là yêu nghề giáo, nếu như không có tình yêu thương dành cho học trò.

Trong lúc thảo luận, bạn T. nêu câu hỏi: Thế nào là yêu thương học trò?

Tình yêu thương học trò thể hiện ở chỗ nào? Theo tôi, nó thể hiện trong toàn bộ các hành động, lời nói của chúng ta trong quan hệ đối với học trò, chứ không phải là ta cứ nói “tôi yêu học trò” thì có nghĩa là ta yêu học trò.

Cảm thông với các khó khăn của học trò, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của học trò, cố gắng dạy cho đúng cho hay, cho học trò những lời khuyên tốt nhất cho trò chứ không phải là cho mình, không sỉ nhục học trò, không bắt nạt hay ăn chặn học trò, cố gắng hiểu nguyên nhân vì sao học trò lại “dốt, lại “hư” để tìm cách giúp học trò tốt lên, v.v. Tất cả những điều đó là thể hiện sự yêu thương học trò.

tức là dành thời gian cho người đó. Yêu học trò, tức là dành thời gian quan tâm đến học trò. Hãy dành nhiều thời gian cho học trò, cho việc chuẩn bị bài giảng, cho việc tìm hiểu về giáo dục học, cho việc rèn luyện các kỹ năng dạy học của mình, cho việc cập nhật kiến thức, v.v. Khi đó sẽ càng ngày càng trở thành một người thầy tốt.

Người Do Thái có nhiều châm ngôn rất hay, trong đó có câu chuyện sau: Một ông bố có con hư hỏng, ăn cắp, tội phạm, v.v., đến gặp một cha đạo Do Thái để hỏi phải làm gì với con bây giờ, có nên từ nó không. Ông cha đạo nói: “Ông phải yêu con hơn nữa”. Tình yêu thương mới có sức mạnh làm cho con người ta tốt lên.

Người thầy cũng vậy. Khi gặp một học trò dốt, trò hư, thì sỉ nhục nó là “sao mày hư thế, dốt thế” chẳng có tác dụng làm cho nó giỏi lên hay ngoan lên. Thay vì mắng nó chung chung “cho sướng mồm, cho hả cơn giận”, nếu có thể bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân vì sao nó “hư”, nó “kém”, rồi giải thích cho nó cụ thể hơn là “nó kém điểm nào, tư cách không tốt điểm nào, có thể làm thế nào cho tốt lên” thì có ích cho học trò hơn.

Tất nhiên, nói chung không thể đòi hỏi thầy phải yêu trò nhiều như là bố mẹ yêu con. Bố mẹ có thể hy sinh rất nhiều thứ vì con, và không thể đòi hỏi thầy cũng phải hy sinh như vậy vì trò. Nhưng người thầy tốt có thể chấp nhận hy sinh những thứ không quan trọng lắm (ví dụ như bớt giải trí), khi có trò cần đến mình. Một bạn đồng nghiệp của tôi là giáo sư ở bên Anh có nói: “A student is sacred“. (Học trò là thiêng liêng). Đấy cũng là quan niệm của nhiều nơi trên thế giới về học trò: đã nhận ai làm trò, là phải có trách nhiệm rất lớn với người đó.

Bạn C. đặt câu hỏi ngược lại:Thế trò có phải yêu thầy không?

Theo tôi, quan hệ thầy/trò là một quan hệ không đối xứng, trong đó người thầy ở thế chủ động hơn là người trò. Việc trò có yêu thầy, yêu trường hay không chủ yếu phụ thuộc vào việc trò được thầy, được trường đối xử ra sao. Nếu người thầy thực sự thương yêu trò, dạy những điều tốt, dạy hay, thì hầu hết các học trò sẽ nhận thấy điều đó, và kể cả trò “dốt”, trò “hư” cũng sẽ yêu thầy. Còn nếu trò ghét thầy, thì lỗi chủ yếu nằm ở thầy chứ không phải ở trò: khi một giáo viên tỏ ra khinh miệt, ghét bỏ, bất cần học trò, thì tất nhiên khó đòi hỏi học trò phải yêu giáo viên đó.

Một phần của tài liệu học toán và dạy toán như thế nào (Trang 99)