Chất lượng dạy học không tự dưng mà có

Một phần của tài liệu học toán và dạy toán như thế nào (Trang 102)

3 Thảo luận với các giảng viên trẻ

3.5Chất lượng dạy học không tự dưng mà có

Who dares to teach must never cease to learn – John Cotton Dana

Theo lẽ tự nhiên, mỗi người có môt số năng khiếu bẩm sinh khác nhau. Có người có năng khiếu về truyền đạt và dạy học hơn người khác: kể chuyện hấp dẫn hơn, bình tĩnh và hiền hậu hơn khi tiếp xúc với học sinh, v.v. Tuy nhiên, kể cả khi có năng khiếu về dạy học, thì cũng không thể trở thành một người thầy giỏi ngay được, mà vẫn cần có sự học hỏi rèn luyện thường xuyên. Những người ban đầu dạy dở, nhưng nếu ý thức được là mình dạy dở, tìm ra được những nhược điểm của mình trong khi dạy và rèn luyện để sửa chữa chúng, thì cũng sẽ càng ngày càng trở thành người thầy có giá trị.

Như ông Dana có nói rất hay, một người đã nhận mình là thầy, thì cả đời phải học hỏi để nâng cấp bản thân mình cho xứng đáng là

thầy. Kể cả khi đã là một người thầy giỏi, vẫn luôn có những thứ để mà học, để thành người thầy giỏi hơn nữa: cập nhật kiến thức khoa học, tìm hiểu sâu thêm về tâm lý học, giáo dục học, thần kinh học, xã hội học, sửa các tật xấu của mình, v.v.

Tôi không dám nhận mình là người thầy giỏi. Và cho đến lúc viết những dòng này tôi vẫn có nhiều tật xấu ảnh hưởng đến công việc cả nghiên cứu lẫn giảng dạy (ví dụ như tính bừa bộn và không cẩn thận, thật là khó sửa). Tuy nhiên sau hơn 10 năm làm GS ở Toulouse (kể từ năm 2002 – trước đó tôi làm nghiên cứu viên CNRS và rất ít khi giảng dạy), thì trình độ dạy học của tôi có tăng lên đáng kể. Thời gian đầu tôi dạy mắc phải rất nhiều lỗi, ví dụ như: giảng bài hay giải bài tập thì làm quá nhanh học sinh không kip theo; có lúc đang giảng giữa chừng thì tắc tịt vì chủ quan không chuẩn bị trước. Thậm chí lúc đầu tôi còn nói sai nhiều tiếng Pháp, kể cả về thuật ngữ toán học (do có những từ trước đó chẳng bao giờ dùng nên không biết, đến lúc đi dạy học mới dùng lần đầu, chủ quan nên nói sai). Sau nhiều năm sửa dần, tất nhiên các lỗi có giảm đi. Và ý thức của tôi về chuyện dạy học cũng khác đi. Thời gian đầu, dạy học đối với tôi chỉ là một việc phải làm “khoán” quấy quá cho xong chứ không có hứng thú gì. Nhưng về sau, tôi nhận ra một điều là, đã phàm làm bất cứ việc gì, là phải cố gắng làm cho nghiêm túc, không thì chính cái tư cách của mình, cái giá trị của mình sẽ bị giảm đi.

Tất nhiên, dạy càng lâu năm thì kinh nghiệm dạy học sẽ càng nhiều lên. Nhưng nếu chỉ đi theo “kinh nghiệm chủ nghĩa”, chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi, thì chưa đủ để trở thành người thầy tốt. Còn cần phải học hỏi nhiều thứ khác nữa, trong đó có các lý thuyết tiến

bộ hiện đại về giáo dục học, suy nghĩ, kiểm nghiệm dựa trên các lý thuyết cộng với thực tế mình có được, để tìm ra các phương pháp dạy cho tốt và thích hợp với cá tính của mình. Việc trao đổi thường xuyên với đồng nghiệp và thầy bà về vấn đề dạy học cũng là một trong các cách để học hỏi nhằm nâng cao phẩm chất người thầy.

Tài liệu về giáo dục học và những vấn đề liên quan thì rất nhiều. Để lấy gì đó làm điểm bắt đầu, xin giới thiệu với các bạn giảng viên trẻ ngành toán một quyển sách về dạy toán mà tôi thấy rất hay, đó là quyển:

Steven Krantz,How to teach mathematics.

(Có thể tìm bản điện tử trên mạng). Ông Krantz là một giáo sư toán học (chuyên về toán tứng dụng) lớn trên thế giới, và quyển sách trên là một quyển sách kinh điển về việc dạy toán.

Tuy viết về dạy toán, nhưng quyển sách của Krantz chứa nhiều lời khuyên mà giáo viên của bất kỳ môn học nào cũng dùng được. Chẳng hạn, một chi tiết nhỏ nhưng rất thú vị là:Nên lau bảng thật sạch trước khi bắt đầu một bài giảng (nếu là dùng bảng viết). Tắm bảng thật sạch như là một thứ lễ nghi nho nhỏ, chứng tỏ một sự ngăn nắp, một sự tôn trọng cả thầy và trò, và giúp cho thầy trò tập trung hơn

vào bài giảng.

Bài tập (giao cho các bạn ở Toulouse làm ATER) là đọc hết quyển sách của Krantz trong vòng một tuần. Những bạn trẻ nào đi xin việc phụ giảng ở các nơi trên thế giới, cũng nên đọc kỹ càng sách trên và một số sách khác về triết lý giáo dục, rồi ghi vào trong CV là đã đọc các sách đó, có thể sẽ được nơi tuyển việc chú ý hơn.

Một phần của tài liệu học toán và dạy toán như thế nào (Trang 102)