nay
Sự phát triển của các nước trên thế giới và sự nghiệp đổi mới ở nước ta củng cố cho chúng ta những bài học lớn về nhận thức.
Đó là bài học về quán triệt quan điểm thực tiễn - quan điểm cơ bản và hàng đầu của triết học Mác xít - cũng như nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn - nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin. Mục tiêu mà Đại hội Đảng lần VIII của Đảng đề ra chính là sự cụ thể hoà hợp thống nhất về hình thức kinh tế - xã hội vào hoàn cảnh cụ thể của xã hội chủ nghĩa. Ta phải luôn nhận thức vận dụng đúng đắn sáng tạo hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ bản chất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Sự đổi mới với tính chất mới mẻ khô khan và phức tạp của nó - đòi hỏi phải có lí luận khoa học soi sáng. Song phải kết hợp hài hoà giữa lí luận và thực tiễn. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã nhận định và đánh giá tình hình một cách đúng đắn, điều này ở ĐH Đảng khoá VII đã nêu rõ ràng: trong xu hướng quốc tế hoá sản xuất và đời sống khoa học - công nghệ trên thế giới ngày một gia tăng thì công nghiệp hoá phải gắn liền với HĐH, nâng cao trình độ công nghệ... "Tận dụng lợi thế của nước đi sau chúng ta tập trung trước hết cho việc tiếp thu các thành tựu khoa học của thế giới, ứng dụng mở rộng và làm chủ. Đồng thời phải biết dành nỗ lực nhất định cho những mũi nhọn phát triển, tìm cách đi tắt, đón đầu tạo nên lợi thế cạnh tranh cả về phương diện kinh tế và công nghiệp tạo nên sự phát triển nhanh và nắm vững của nền kinh tế".
A. Xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế mới
Công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay không thể hiểu như trước kia. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay không phải đơn thuần là sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp mà còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với sự đổi mới cơ bản về kinh tế và công nghiệp hiện đại hoá tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Từ đó tạo ra được sự cân đối hài hoà giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc doanh.
Điều đầu tiên cần phải giải quyết là chuyển đổi cơ cấu "công - nông nghiệp và dịch vụ" phù hợp với xu hướng "mở" của nền kinh tế. Vấn đề này được giải quyết tạo nền tảng vững chắc cho việc phân công lại lao động hợp lí trong các ngành kinh tế và điều chỉnh hợp lí với cơ cấu đầu tư.
B. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Nước ta hiện nay là một Nhà nước so với 80% dân cư đang sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp. Đây là một địa bàn tập trung đại bộ phận người nghèo. Vì vậy, phát triển nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn đã đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta. Song nông nghiệp không thể tự mình thay đổi, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ, không có khả năng tăng trưởng nhanh để tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nông dân mà phải có tác động mạnh mẽ của công nghiệp, dịch vụ... chỉ có như vậy sẽ xoá bỏ
được trạng thái trì trệ của nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ xoá đói giảm nghèo nâng cao mức tạo nhập bình quân.
Trong khu vực nông thôn và nông nghiệp phương hướng hàng chiến lược đó là thay thế nhập khẩu và có hiệu quả thấp đến hàng mạnh ra xuất khẩu. Nhiều người cho rằng đây là hướng sai lầm nhưng thực tế không phải vậy. Nông nghiệp là ngành sản xuất có đặc trưng là sản phẩm của nó cần thiết cho mọi cuộc sống hàng ngày. Phát triển sản xuất nông nghiệp cung cấp sản phẩm đủ trong nước rồi mới xuất khẩu là một lẽ đương nhiên, bởi ta không thể nhập lương thực mà lại không tự sản xuất được ra.
Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp cần được quá trình đầu tư khoa học - công nghệ để đem lại chất lượng sản lượng cao cho sản phẩm. Công nghiệp nhẹ cần được phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, là công nghệ để sản xuất thuốc trừ sâu phân bón vi sinh không gây độc hại. Cơ khí hoá là điều kiện đưa kỹ thuật máy móc vào sản xuất nông nghiệp.
C. Xây dựng mới kết cấu hạ tầng kinh tế:
Kết cấu hạ tầng vừa là điều kiện vừa là mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
D. Phát triển kinh tế nhiều thành phần
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Sau những năm mở cửa, nền kinh tế cùng với những chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển không như trước kia ngày nay các thành phần kinh tế từ quốc doanh đến tư nhân phát huy hết tiềm năng của mình nằm trong nền kinh tế thị trường, bổ sung cho nhau cạnh tranh nhau tạo nên một sự phát triển có hiệu quả, đẩy nước ta lên một nấc thang cao hơn của công nghiệp hoá - hiện đại hoá xây dựng đất nước.
Xã hội luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, do đó ở nước ta khi tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá cũng phải đặt trong quy luật vận động đó, muốn tạo ra những bước chuyển biến tích cực của nền kinh tế nước ta đòi hỏi các nội dung của công nghiệp hoá cũng như phải thường xuyên thay đổi và bổ sung.
Các nội dung trong công nghiệp hoá phải liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau quan trọng nhất là luôn phải chú ý đến việc xây dựng quan hệ sản
xuất để phù hợp với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng... Nước ta coi phát triển con người là một mục tiêu đầu tiên, là động lực căn bản để phát triển xã hội, lấy việc nâng cao mặt bằng dân trí và đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển và xem đó là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Trong quá trình tiến hành cách mạng có những lúc thuận lợi, bên cạnh đó có rất nhiều khó khăn đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn nhận và phương pháp khoa học sáng tạo, phải có quan điểm khách quan toàn diện phát triển đưa chính sách cụ thể là thực tiễn. Luôn luôn đề cao vai trò thực tiễn nhiều không coi nhẹ lí luận. Phải luôn xây dựng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng của Đảng làm kim chỉ nam cho công nghiệp ta, cho cách mạng nước ta, cho dân tộc, phát triển đổi mới kinh tế tư duy ở nước ta, đưa nước ta lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Sai lầm là ở lối suy nghĩ và hình thức giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan thể hiện trong một số chủ trương và chính sách xã hội với hiện thực khách quan. Để khắc bệnh này cần sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Trước hết là đổi mới tư duy, lý luận, nâng cao nhân lực trí tuệ trình độ lý luận của Đảng. Trong hoạt động trực tiếp phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Phải đổi mới cơ chế quản lý và đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, chống bảo thủ, trì trệ quan liêu.
Cho đến nay, không phải mọi vấn đề về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hoá ở nước ta đều được hoàn toàn làm rõ, thậm chí nhiều vấn đề còn trở nên phức tạp hơn so với sự trù liệu ban đầu. Chẳng hạn làm sao kết hợp kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội; quan hệ giữa chế độ kinh tế trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần với chế độ chính trị: làm sao cho kinh tế nhà nước thực sự đóng vai trò chủ đạo; các chặng đường của thời kỳ quá độ các bước đi của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đối với nông nghiệp nông thôn... Để làm sáng tỏ những vấn đề chắc chắn phải vừa vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vừa đổi mới trong thực tiễn, tiến
hành tổng kết thực tiễn, khắc phục các khuynh hướng sai lầm như giáo điều, xét lại, chủ quan duy ý chí...
Đó cũng tức là phải vận dụng sáng tạo quán triệt hơn nữa phép biện chứng Mác xít trong quá trình đổi mới.