Trước đây trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước chúng ta đã xác định “công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" song nước ta vẫn mắc phải sai lầm bằng cách nhận thức về công nghiệp hoá. Từ cuối những năm 70, đất nước đã lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội với những khó khăn gay gắt, lạm phát:
Khi đó do tư duy lý luận bị lạc hậu, lý luận về chủ nghĩa xã hội không những không được bổ sung, phát triển cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, mà lại được giải thích một cách có máy móc, giáo điều và được áp dụng một cách dập khuôn. Hậu quả đó có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta mắc phải những sai lầm chủ quan duy ý chí, không tôn trọng các quy luật khách quan. Tư duy cũ về chủ nghĩa xã hội theo mô hình tập trung quan liêu, bao cấp đã cản trở sự phát triển của thực tiễn sản xuất, chế độ bao cấp dẫn đến tình trạng trì trệ trong công việc: ỷ lại, lười nhác, phụ thuộc vào Nhà nước. Không năng động sáng tạo bằng công tác được giao, không cần quan tâm đến kết quả đạt được. Thực tiễn của đời sống đó đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại đời sống kinh tế xã hội , tiến hành đổi mới một cách toàn diện, sâu sắc cả lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội.
Trong sản xuất sản phẩm làm ra không đủ chất lượng, lạm phát càng tăng, kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước, đời sống xã hội thấp kém, nghèo khó. Trước đây chúng ta do không thấy được quy luật lực lượng sản xuất phát
triển sẽ kéo theo quan hệ sản xuất phát triển nên chúng ta đã đi ngược lại quy luật này và muốn áp đặt một quan hệ sản xuất để kéo theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sau khi tiến hành đổi mới chúng ta đã tuân theo đúng quy luật, chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động trên cơ chế thị trường làm cho năng suất lao động tăng, lực lượng sản xuất phát triển do đó quan hệ sản xuất càng phát triển theo. Mặt khác, phải tạo ra yếu tố tích cực, biến đổi các yếu tố chủ quan vì nó có tính độc lập tương đối và ý thức có tính vượt trước nên quan hệ sản xuất có khả năng vượt trội hơn so với sản lượng sản xuất, vượt trước ở đây là sự vượt trước có tính phù hợp, vượt trước dựa trên cơ sở suy luận khoa học lôgic, dựa trên các quy luật và cao hơn là sự vượt trước kiến trúc thượng tầng so với cơ sở hạ tầng. Nó cũng phải dựa trên sự phù hợp với quy luật và cơ sở lý luận khoa học logic.
Đáng tiếc là chúng ta vì muốn rút ngắn thời kỳ quá độ chúng ta đã tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan và chính trị cho rằng chỉ cần nội dung và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì chúng ta có thể làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Lịch sử đã chứng minh không phải nước nào cũng phải tuần tự trải qua các hình thái kinh tế xã hội đã có trong lịch sử . Viêc bỏ qua một hình tái kinh tế xã hội nào đó do những yếu tố bên trong quyết định, song đồng thời còn tuỳ thuộc ở sự tác động của từng nhân tố bên ngoài. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo ra bước ngoặc phát triển của loài người , đánh dấu đỉnh cao mới của sự phát triển trí tuệ , mở ra một nền văn minh mới tác động sâu sắc cuộc sống của các dân tộc, tạo ra cho các nước chậm phát triển thời cơ mới nhưng cũng có nhiều thách thức mới trên con đường lựa chọn con đường xã hội chủ nghiã, nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, làm cho đất nước ngày càng phồn vinh. Điều cần thiết là có thể bỏ qua chế độ tư bản, qúa độ lên chủ nghĩa xã hội nhưng không thể bỏ qua việc chuẩn bị những tiền đề cần thiết, nhất là tiền đề về kinh tế cho sự quá độ ấy. Nói cách khác, có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng phải tiến hành sao cho sự bỏ qua này không hề vi phạm tiến trình lịch sử - tự nhiện của sự phát triển. Do đó cần có sự phát triển
nhất định nhân tố tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ là một yêu cầu khách quan.
Đảng ta chỉ rõ: “ Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp “ đặc điểm này, xét về tính chất và trình độ. Biểu hiện ở hai đặc trưng cơ bản: một là, lực lượng sản xuất rất thấp quy định tính tất yếu kinh tế – xã hội ta chưa đầy đủ, chưa chín muồi trong sự phát triển tự nhiên, nội tại của nó, hai là tồn đọng nhiều tàn dư quan hệ xã hội, ý thức tư tưởng tâm lý do chế độ thực dân, phong kiến cũ để lại. Đó là những khó khăn trở ngại trong bước chuyển tiếp lịch sử từ một xã hội kém phát triển sang một xã hội hiện đại phù hợp với những chuẩn mực và giá trị của nền văn minh nhân lọai và của tiến bộ xã hội.
Vì muốn rút ngắn thời kỳ quá độ cũng như những khó khăn trong bước chuyển tiếp, kết quả cuối cùng đem lại là kinh tế quốc doanh kém hiệu quả còn kinh tế ngoài quốc doanh lại bị kìm hãm không ngóc đầu lên được. Nền kinh tế tuy đạt được độ tăng trưởng nhất định nhưng sự tăng trưởng đó không có phát triển vì dựa vào bao cấp, bội chi ngân sách, lạm phát vay nợ nước ngoài. Con người không được giải phóng và bị lâm vào tình trạng khủng hoảng lạc hậu trì trệ, làm tăng chi phí lớn của cải xã hội.