PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG NƯỚC TA
Kinh tế thị trường là thành tựu chung của nhân loại. Các nước có chế độ xã hội khác nhau suy cho cùng đều hướng tới những giá trị chung như dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Bởi vậy, đất nước ta xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường, thực hiện định hướng XHCN là phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại và của thời đại. Cũng vì thế, việc mở cửa hội nhập, tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh... là cần thiết, hợp quy luật
Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện đại, một số quốc gia đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng đã phải trả giá về xã hội và môi trường. Ngày nay, tăng trưởng kinh tế nhanh là không đủ, mà phải thực hiện phát triển bền vững. Đó là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng
trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường
Đồng thời, cần thống nhất tư duy mới về thương mại để hoạch định nên chiến lược cho thương mại nội địa và thương mại quốc tế, cũng như mô hình và các nguồn lực để thực thi. Với thương mại nội địa trước sức ép ngày càng lớn của sự cạnh tranh, Nhà nước cần phải đề ra những giải pháp để ổn định hệ thống trong nước trước sự tấn công của hàng hóa các nước trên thế giới. Dù theo lộ trình cam kết, Việt Nam vẫn còn một khoảng thời gian cho đến thời điểm mở cửa hoàn toàn nghành bán lẻ, nhưng với thực trạng yếu kém, manh mún, phân tán (đối với bán lẻ truyền thống) và thiếu công nghệ, thiếu kinh nghiệm (đối với bán lẻ hiện đại) như hiện nay, nếu chúng ta không đoàn kết và quyết liệt thì những giải pháp chuyển đổi, nâng cấp hệ thống hiện tại thì chắc chắn chúng ta không thể cạnh tranh được với ngành thương mại.
Cần ưu tiên cho thương mại quốc tế với tư tưởng “lấy công làm thủ”, bởi chiến thắng trong cạnh tranh của các sân chơi WTO dành cho những ai có
thể khai thác nhiều thị trường hơn trong tổng thể thị trường thế giới. Chúng ta phải trăn trở với tình trạng “càng xuất khẩu càng thua thiệt” như đại đa số các hàng hóa của chúng ta hiện nay, đặc biệt là các hàng hóa nông sản, khoáng sản. Chúng ta phải tạm thời chấp nhận nghịch lý này vì nền kinh tế có điểm xuất phát thấp khi bước vào cạnh tranh, nhưng phải nhanh chóng và kiên quyết thay đổi, tham gia các phân khúc tạo giá trị gia tăng cao hơn nếu chúng ta không muốn mãi mãi bị tụt hậu so với thế giới.
Tóm lại, phát triển thương nghiệp, đặc biệt là tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường thế giớ đối với hàng hóa sản xuất trong nước là điều kiện tiên quyết để từng bước tích lũy vốn, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển ngành thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, cần phải hoạt động trên cơ sở củng cố vững chắc những điều kiện hiện có của đất nước, chú trọng phát triển các ngành có khả năng xuất khẩu cao và có nhiều lợi thế tuyệt đối nhằm thu hút được nhiều vốn nhất nhưng vẫn phải đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh, theo thông lệ quốc tế.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và hội
nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Các chính sách kinh tế vĩ mô gần đây được cho là đã đi đúng hướng, giúp nền kinh tế giành được những thành tựu nhất định về tăng trưởng kinh tế và xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, các thành tựu đạt được là chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp. Có thể nhận định là mô hình và chính sách kinh tế áp dụng những năm gần đây ở Việt Nam chủ yếu dựa quá nhiều vào thâm dụng vốn đầu tư kiểu Tân cổ điển hoặc các biện pháp kích cầu kiểu Keynes. Tri thức khoa học, công nghệ và các nguồn lực kiểu đổi mới khác như năng lực thích nghi về tổ chức, quản lý, thiết chế chính sách thúc đẩy các loại liên kết trong hệ thống đổi mới, như liên kết giữa tri thức KH&CN và sản xuất, liên kết giữa các thiết chế, chính sách, liên kết hợp tác công tư, liên kết giữa các vùng theo quan niệm của Kinh tế học đổi mới chưa được quan tâm đầu tư và khai thác.
Để có một tương lai phát triển bền vững và một nền kinh tế có năng lực đổi mới, sáng tạo, Việt Nam cần nhanh chóng chuyển sang mô hình tăng
trưởng kinh tế kinh tế theo chiều sâu, sử dụng nhiều hơn tri thức khoa học, công nghệ và đổi mới để tạo ra các hợp lực phục vụ phát triển. Để có thể hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi đó, ít nhất về mặt lý thuyết, Học thuyết Kinh tế học đổi mới, bên cạnh Kinh tế học tân cổ điển và Kinh tế học keynes mới cần được nghiên cứu sâu hơn và đưa dần vào trong tư duy, cách tiếp cận và tạo lập khuôn khổ cho hoạch định chính sách đổi mới thay vì hoạch định riêng rẽ các chính sách kinh tế, tài chính, tài khóa, chính sách công nghiệp và chính sách KH&CN như trong thực tế ở Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, một học thuyết kinh tế, dù khoa học đến đâu cũng không thể giải quyết được mọi vấn đề của nền kinh tế. Học thuyết kinh tế Mác - Lenin chủ yếu nghiên cứu các xu hướng, các quy luật vận động của nền kinh tế, tức là những vấn đề mang tính dài hạn. Do đó, việc giải quyết những vấn đề cấp thiết, ngắn hạn mà chỉ dựa vào học thuyết kinh tế này sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, các học thuyết kinh tế của J. Keynes, Trường phái chính hiện đại, Chủ nghĩa tự do mới... lại có khả năng giải quyết tốt các vấn đề kinh tế cụ thể, ngắn hạn và trung hạn. Vì thế, việc tuyệt đối hoá bất cứ học thuyết kinh tế nào cũng là điều nên tránh. Do đó, trong quá trình xây dựng CNXH, đặc biệt là việc điều hành kinh tế vĩ mô, việc nghiên cứu, vận dụng các học thuyết kinh tế hiện đại là hết sức cần thiết. Từ thực tiễn vận dụng học thuyết kinh tế Mác - Lenin, có thể rút ra bài học là: vận dụng bất cứ học thuyết kinh tế nào cũng phải phù hợp với điều kiện cụ thể.
Thời đại ngày nay không chỉ có xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà còn xu hướng vượt qua những giới hạn chật hẹp tư bản chủ nghĩa để xây dựng một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Xu hướng này không phải là tiềm năng mà đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng ngày nay, chín muồi đến mức nào, tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tính chất xã hội chủ nghĩa của nền sản xuất trước hết là mục tiêu xã hội của nền sản xuất, ai là người được hưởng lợi từ sự phát triển của sản xuất và phát triển kinh tế để đạt những mục tiêu xã hội nào. Ở nước ta, tính chất xã hội chủ nghĩa mới dừng lại trong khuôn khổ định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước chủ định cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế, trong khuôn khổ hướng tới những mục tiêu xã hội của nền kinh tế, đó là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Những mục tiêu đó phù hợp với thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ngoài việc kế thừa những tinh hoa của nhân loại cũng như của thời đại, chúng ta còn kế thừa những di sản mà cha, ông chúng ta đã tạo dựng từ xưa tới nay, gần nhất là thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải trên cơ sở tích lũy nguyên thủy tư bản và tích lũy tư bản, mà trên cơ sở một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. Những ưu việt của nền kinh tế này như nhà nước trực tiếp quản lý và điều tiết kinh tế, cơ sở nền kinh tế, tính chất xã hội hóa đã đạt trình độ cao… chúng ta đã thừa hưởng của lịch sử phát triển kinh tế của nước ta chứ không phải làm từ đầu như các nước tư bản chủ nghĩa đã trải qua trong lịch sử.
Tóm lại, thứ nhất, học thuyết kinh tế, dù là nội dung chứa quan điểm như thế nào chăng nữa, nếu đó là phát minh mới, chúng ta vẫn khai thác những tinh hoa của nó để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của chúng ta. Thứ hai, khuynh hướng phát triển của các học thuyết kinh tế đều chứa đựng những tinh hoa và phản ánh xu hướng thời đại, chúng ta có thể kế thừa
hoa của nhân loại, chúng ta còn “gạn đục khơi trong” những di sản vật chất và tư tưởng của ông cha chúng ta đã để lại mà trực tiếp là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây chúng ta đã tiến hành.