Sự khác nhau về mô hình cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và trong nền kinh tế định hướng XHCN

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ HỌC THUYẾT KINH TẾ SỰ NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 48)

trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và trong nền kinh tế định hướng XHCN

Mô hình cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế TBCN và trong nền kinh tế định hướng XHCN có những đặc điểm khác nhau cơ bản:

Thứ nhất, về chế độ sở hữu. Cơ chế thị trường trong nền kinh tế tư bản

chủ nghĩa luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Cơ chế thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN lại hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu, trong đó chế độ công hữu giữ vai trò là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Tính định hướng XHCN đòi hỏi trong khi phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần phải củng cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế có khả năng điều tiết, hướng dẫn sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các vị trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh vực an ninh - quốc phòng, ở các lĩnh vực dịch vụ xã hội cần thiết... mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư vì không sinh lời hoặc ít lãi.

Thứ hai, về tính giai cấp của nhà nước và mục đích quản lý của nhà nước. Trong cơ chế thị trường TBCN, sự can thiệp của nhà nước luôn mang

tính chất tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhằm bảo đảm môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột TBCN. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, thì sự can thiệp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ ba, về cơ chế vận hành. Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cơ chế đó bảo đảm tính hướng dẫn, điều khiển nền kinh tế nhiều thành phần hướng tới đích XHCN theo phương châm: Nhà nước điều tiết vĩ mô, thị trường hướng dẫn doanh nghiệp. Cơ chế đó thể hiện ở các mặt cơ bản: Một là, Nhà nước XHCN là nhân tố đóng vai trò “nhân vật trung tâm” và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Hai là, cơ chế thị trường là nhân tố trung tâm của nền kinh tế, đóng vai trò “trung gian” giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Thứ tư, về mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội. Trong sự phát triển của kinh tế thị trường TBCN, vấn đề công

bằng xã hội chỉ được đặt ra khi mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội, tạo ra nguy cơ bùng nổ xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Song, vấn đề đó không bao giờ và không thể nào giải quyết được triệt để trong chế độ TBCN. Mục đích giải quyết các vấn đề xã hội của các chính phủ tư sản chỉ giới hạn trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, chỉ được xem là phương tiện để duy trì chế độ TBCN. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước chủ động ngay từ đầu việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã hội không chỉ là phương tiện để phát triển nền kinh tế thị trường mà còn là mục tiêu của chế độ xã hội mới. Sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng cao mà còn ở chỗ mức sống

triển, khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp, đạo đức, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ vững, môi trường sinh thái được bảo vệ.

Thứ năm, về phân phối thu nhập. Sự thành công của nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN không chỉ dừng lại ở tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm tốt các vấn đề xã hội và công bằng, bình đẳng trong xã hội. Đặc trưng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thể hiện: Một là, xác định các chỉ tiêu hiệu quả cần đạt được, như tốc độ tăng GDP/người; các chỉ tiêu về phát triển giáo dục, y tế, việc làm; về xóa đói, giảm nghèo; về văn hóa - xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái,... Hai là, nâng cao chức năng xã hội của Nhà nước XHCN trong chế độ bảo hiểm xã hội, trong chính sách phân phối thu nhập, đồng thời có chính sách bảo đảm xã hội đối với những đối tượng đặc biệt (gia đình có công với cách mạng, thương binh, người tàn tật,...).

Tình hình đó đặt ra cho kinh tế thị trường định hướng XHCN phải kết hợp hài hoà 3 vấn đề sau đây: (1) Kết hợp vấn đề lợi nhuận với vấn đề xã hội. Mục đích của sự kết hợp này là vừa bảo đảm cho các chủ thể của kinh tế thị trường có được lợi nhuận cao, vừa tạo được điều kiện chính trị - xã hội bình thường cho sự phát triển kinh tế. (2) Kết hợp chặt chẽ những nguyên tắc phân phối của CNXH và nguyên tắc của kinh tế thị trường, như phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng, phân phối qua quỹ phúc lợi xã hội,... Trong đó, nguyên tắc phân phối theo lao động là chính. (3) Điều tiết phân phối thu nhập, một mặt, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách sao cho giảm bớt khoảng cách chênh lệch giàu và nghèo...; mặt khác, phải có chính sách, biện pháp nâng cao thu nhập chính đáng của người giàu, người nghèo và của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ HỌC THUYẾT KINH TẾ SỰ NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w