Đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ HỌC THUYẾT KINH TẾ SỰ NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 47)

Một là, kinh tế thị trường định hướng XHCN là một kiểu tổ chức nền kinh tế trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn kém phát triển. Kiểu tổ chức nền kinh tế này nhằm nhanh chóng đưa nước ta đạt đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Hai là, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nền kinh tế gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể phải trở thành nền tảng và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều vận động theo định hướng chung và theo khung khổ pháp luật của nhà nước XHCN.

Ba là, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của CNXH.

Bốn là, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế “mở” cả với bên trong và với bên ngoài. Tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội, hoạt động của cơ chế thị trường không chỉ chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường nói chung, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc thù của phương thức sản xuất chủ đạo.

Nền kinh tế thị trường khắc phục được kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động, khuyến khích ứng dụng công nghệ - kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất lao động, tăng số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa, dịch vụ,

phương, các vùng lãnh thổ, thúc đẩy việc phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh tế, đồng thời tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội hợp lý, tiết kiệm,... Vì vậy, phát triển kinh tế thị trường được coi là chiếc “đòn xeo” để xây dựng chủ nghĩa xã hội, là phương tiện khách quan để xã hội hóa xã hội chủ nghĩa (XHCN) nền sản xuất. Không thể có nền kinh tế thị trường ở nước này lại là bản sao của kinh tế thị trường ở nước khác. Trong các tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường này với nền kinh tế thị trường khác, phải kể đến định hướng chính trị, kinh tế, xã hội chi phối sự vận động phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ HỌC THUYẾT KINH TẾ SỰ NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w