-Một số kháng thể khi gặp kháng nguyên đó kích thích sinh ra chúng như: virus, độc tố của vi khuẩn... sẽ làm cho chúng không còn khả năng gây bệnh.
-Phản ứng kết hợp của kháng nguyên với kháng thể này gọi là phản ứng trung hoà.
-Phản ứng trung hoà hay sử dụng là phản ứng trung hoà độc tố và phản ứng trung hoà virus.
❖ Để làm phản ứng trung hoà có 2 phương pháp. +Phương pháp thứ nhất:
•Huyết thanh không pha loãng (cố định), virus pha loãng.
•Theo phương pháp này virus đc pha loãng theo cơ số 10: 10-1
... 10-7..., rồi hỗn hợp với một lượng tương đương huyết thanh miễn dịch ở mỗi nồng độ. Để ở nhiệt độ phòng 30' đến 1 giờ, rồi đem gây nhiễm cho đối tượng nuôi cấy virus (phôi gà hoặc động vật thí nghiệm hoặc môi trường tế bào).
•Mỗi nồng độ gây nhiễm cho 4 - 6 đối tượng nuôi cấy.
•Bằng phương pháp này người ta chuẩn độ đc hiệu giá của virus hỗn hợp trong huyết thanh + Phương pháp thứ hai
•Virus cố định, huyết thanh pha loãng.
•Theo phương pháp này, huyết thanh đc pha loãng theo cơ số 2 (1/2; 1/4; 1/18...), rồi hỗn hợp với một lượng virus nhất định (thường dùng một lượng virus tương đơng với liêu 100 đến 1000 liêu EID50, LD50).
•Theo phương pháp này trước khi làm phản ứng phải xác định đc liều gây nhiễm hoặc liều gây chết 50% đối tượng nuôi cấy virus (EID50 và LD50).
•Phương pháp này ta xác định đc hiệu giá của huyết thanh trung hoà.
-Phản ứng trung hoà phải có phản ứng đối chiếu kèm theo trong đó huyết thanh miễn dịch đc thay thế bằng huyết thanh bình thường.
-Kết quả phản ứng trung hoà biểu diễn bằng chỉ số trung hoà.
+Chỉ số trung hoà: Chỉ số trung hoà biểu diễn liều tối đa của virus bị trung hoà bởi huyết thanh so với đối chiếu.
31
•IN = colog(SN/SS)
•IN: Index Neutralization (chỉ số trung hoà) •SS: Serum special (huyết thanh chuẩn) •SN: Seum normal (huyết thanh bình thường) •IN từ 11 - 50: phản ứng nghi ngờ
•IN> 50: phản ứng dương tính.