Câu 26: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành kháng thể đặc hiệu?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN MIỄN DỊCH THÚ Y (Trang 25)

Sự hình thành kháng thể đặc hiệu của cơ thể bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố đặc biệt như: Kháng nguyên, thể trạng cơ thể, điều kiện ngoại cảnh,...

❖Ảnh hưởng của kháng nguyên: -ảnh hưởng của bản chất kháng nguyên:

+Kháng nguyên có bản chất là protein, có tính kháng nguyên cao, kích thích cơ thể sản sinh nhiều kháng thể hơn so với các kháng nguyên khác: Gluxit, lipit.

+ảnh hưởng của đường xâm nhập kháng nguyên vào cơ thể

+Kháng nguyên vào cơ thể bằng nhiều đường, nếu đưa kháng nguyên vào cơ thể bằng đường đưa thích hợp nhất, lượng kháng thể sẽ sinh ra nhiều nhất.

VD: - Virus thích ứng trên tế bào thượng bì ^ đưa vacxin bằng cách chủng trên da

-Virus newcasthe thuộc nhóm Lentogen: Lasota, F, B1, V4 nhân lên tốt trên tế bào của niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá ^ Nên đưa vacxin loại này qua niêm mạc đường hô hấp, tiêu hoá,...

-Trong sử dụng vacxin, thường hay đưa vacxin vào cơ thể bằng cách tiêm dưới da vì: kháng nguyên qua da ^ vào mạch bạch huyết ^ tổ chức hạch lympho (nơi tiếp nhận kháng nguyên sản xuất kháng thể) -Đưa kháng nguyên vào cơ thể qua đường tiêu hoá ít sử dụng vì: Độ PH của dạ dày thấp, các enzym của đường tiêu hoá tác động ^ Kháng nguyên bị phân giải hay thay đổi đơn vị cấu trúc kháng nguyên ^ lượng kháng thể sinh ra ít.

-Theo một số tác giả nếu đưa kháng nguyên vào cơ thể bằng đường tiêu hoá, hô hấp liều lượng kháng nguyên gấp 10 - 100 lần liều kháng nguyên đưa vào dới da.

-Liều lượng kháng nguyên

+Liều lượng kháng nguyên đưa vào cơ thể nhiều, lượng kháng thể sinh ra nhiều. Nhưng lượng kháng nguyên chỉ có một giới hạn nhất định vì: Nếu lượng kháng nguyên nhiều quá sẽ gây độc cho cơ thể, hoặc gây tê liệt miễn dịch, có thể dung nạp miễn dịch, kháng thể không đc sản xuất ra.

❖Ảnh hưởng của các lần đưa kháng nguyên:

-Đưa kháng nguyên vào cơ thể, sau một thời gian đưa kháng nguyên nhắc lại 1 hoặc vài lần -^kháng thể lần sau xuất hiện sớm hơn, lượng kháng thể nhiều hơn so với lần trước. Có hiện tượng này là do vài trò của các tế bào nhớ miễn dịch.

-Hiện tợng này đc ứng dụng trong việc tiêm nhắc lại vacxin, tạo miễn dịch cao cho cơ thể.

❖Ảnh hưởng của việc dùng nhiều loại kháng nguyên:

-Cùng một lúc đưa nhiều loại kháng nguyên vào cơ thể với liều thích hợp, các loại kháng thể đc tạo ra ngang bằng hay nhiều hơn khi đa kháng nguyên vào riêng từng loại. Ramon gọi là hiện tượng này là sự công lực kháng nguyên.

-Nhưng nếu đưa nhiều loại kháng nguyên vào cơ thể với liều không thích hợp ^ kết quả sẽ ngược lại. -Hiện tượng công lực kháng nguyên đc ứng dụng vào việc chế tạo vacxin đa giá phòng bệnh cho người và gia súc.

-VD: +ở người vacxin: PTD phòng 3 bệnh (Ho gà, uốn ván, bạch hầu tiêm bắp hầu) (Ho gà: vi khuẩn Bordetella pertussis Uốn ván: vi khuẩn Clostridium tetani.

26

Bạch hầu: vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae) +Gia súc: vacxin tụ dấu

+Gia cầm: Vacxin Newcasthe + Gumboro + Bronchitis Infectious + Reovirus -Newcasthe + đậu gà.

❖ Ảnh hưởng của chất bổ trợ:

-Chất bổ trợ là chất cho thêm vào trong vacxin, làm hiệu lực của vacxin cao hơn. -Chất bổ trợ đc chia làm 3 loại chình:

+Bổ trợ là chất vô cơ: Alumin hydroxid, Alumin photphat, Canxiphotphat, than hoạt tình. +Bổ trợ là chất hữu cơ: dầu động vật, dầu thực vật, dầu khoáng (dầu khoáng parafin) +Bổ trợ là sinh vật

+Xác vi khuẩn lao

+Xác vi khuẩn Salmonella typhimurium - VD: Vacxin viêm gan vịt vô hoạt có bổ trợ - Tác dụng của bổ trợ:

+Chất bổ trợ gây 1 phản ứng viêm nhẹ ^ có tác dụng kìch thìch miễn dịch.

+Bổ trợ vô cơ, bổ trợ dầu có tác dụng hấp phụ kháng nguyên, làm kháng nguyên khó đồng hoá trong cơ thể kháng nguyên tồn tại lâu, kìch thìch cơ thể lâu hơn ^ lượng kháng thể sinh ra nhiều hơn.

+Bổ trợ sinh vật có tác dụng kìch thìch các tế bào miễn dịch.

+Xác vi khuẩn lao làm tăng sự tương tác giữa tế bào lympho T và đại thực bào, tăng đáp ứng miễn dịch tế bào.

+LPS tác động mạnh lên tế bào đại thực bào và lympho B. Tác dụng của LPS làm hoạt hoá đại thực bào ^thực bào của nó là thực bào hoàn chỉnh.

+Với lympho B, LPS làm tăng biệt hoá phần bào lympho B ^ tăng tương bào, tăng tiết kháng thể dịch thể. ^

❖ Ảnh hưởng của cơ thể và điều kiện ngoai cảnh:

-Cơ thể trưởng thành hệ thống cơ quan, tế bào miễn dịch hoàn thiện ^ cho đáp ứng miễn dịch mạnh -> lượng kháng thể sinh ra nhiều hơn.

-Khi về già cơ quan miễn dịch suy giảm ^ đáp ứng miễn dịch giảm, đặc biệt là giảm miễn dịch tế bào -> lượng kháng thể giảm.

-Cơ thể khoẻ mạnh sản sinh kháng thể nhiều hơn cơ thể ốm, bệnh tật.

-Chế độ dinh dưỡng tốt cho lượng kháng thể nhiều hơn so với cơ thể sự suy dinh dưỡng.

-ở những cơ thể suy dinh dưỡng, hoạt động của cơ quan lympho giảm, rối loạn đáp ứng miễn dịch: Miễn dịch tế bào giảm, thực bào giảm, miễn dịch dịch thể giảm,...

-VD: +Thiếu protein ^ lượng kháng thể giảm.

+Nhiều kẽm (Zn) ^ giảm yếu tố dịch thể của tuyến ức ^ giảm miễn dịch tế bào,...

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN MIỄN DỊCH THÚ Y (Trang 25)