Câu 28: Phản ứng kết tủa (Precipitation test)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN MIỄN DỊCH THÚ Y (Trang 27)

*)Nguyên lý:

-Kháng nguyên hoà tan khi gặp kháng thể tương ứng trong một tương quan thoả đáng (lượng kháng nguyên và kháng thể thích hợp) hiện tượng kết tủa xảy ra.

-Sự kết hợp của kháng nguyên với kháng thể tạo thành một tập hợp: kháng nguyên- kháng thể- kháng nguyên- kháng t h ể - . .

-Hình thành cấu trúc mạng lưới 3 chiều không gian, quan sát đc bằng mắt thường biểu hiện của nó là chất tủa màu đục.

-Trong phản ứng kết tủa nếu quá thừa kháng thể hoặc quá thừa kháng nguyên thì sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể vẫn xảy ra nhưng hiện tượng tủa không xuất hiện.

*)Phản ứng kết tủa trong môi trường lỏng: -Phản ứng kết tủa tạo vòng:

28

+Là phản ứng có tính chất định tính. Dùng 1 ống nghiệm nhỏ, cho vào đó một lượng kháng nguyên hoà tan. Dùng pipet đó hút kháng huyết thanh tương ứng, cho đầu pipet sát đáy ống nghiệm rồi thả từ từ kháng huyết thanh ra với một lượng tương đơng với kháng nguyên. Kháng huyết thanh sẽ đội kháng nguyên lên. Sau thời gian 15 - 20 phút tại vùng tiếp xúc sẽ xuất hiện một đĩa tủa mỏng.

+Phản ứng này đc ứng dụng trong chẩn đoán bệnh nhiệt thán. Phản ứng kết tủa Ascoli. -Phương pháp Heidelberger Kendall:

+Phương pháp này vừa có tính chất định tính, vừa có tính chất định lượng.

+Phương pháp này còn đc dùng để tìm tỷ lệ thích hợp kháng nguyên, kháng thể cho phản ứng.

+Dùng một loạt ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 lượng kháng huyết thanh như nhau. Sau đó cho kháng nguyên vào với lượng từ ít đến nhiều.

+Kết quả những ống đầu và ống cuối không có tủa vì thừa kháng thể hoặc thừa kháng nguyên. Những ống ở giữa thì tủa xuất hiện, tăng dần đến cực đại, rồi giảm dần.

+Lập bảng biểu diễn sẽ thấy 3 vùng: vùng thừa kháng thể, vùng cân bằng kháng nguyên, kháng thể và vùng thừa kháng nguyên.

*)Phản ứng kết tủa trong môi trường đặc (gel):

-Dùng thạch Agar để tạo môi trường đặc: phần đặc chỉ chiếm 1- 2% khối lượng, 98- 99% là chất láng. Thạch có cấu trúc dạng sợi nên tạo đc một cấu trúc lưới trong không gian chứa đc rất nhiều chất láng. - Nguyên tắc: Trong môi trường gel, kháng nguyên và kháng thể cách nhau một khoảng, chúng sẽ khuếch tán về phía nhau, rồi gặp nhau. Nếu kháng nguyên, kháng thể tương ứng sẽ kết hợp tạo phức hợp kháng nguyên - kháng thể. Tại vùng có lượng kháng nguyên, kháng thể thích hợp đường tủa sẽ xuất hiện. Có thể quan sát đc hoặc muốn rõ hơn thì nhuộm.

-Phản ứng kết tủa trong thạch trong ống nghiệm (kỹ thuật Oudin) +Phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch đơn:

•Dùng một ống nghiệm có đường kính nhỏ, cho vào đó một lượng kháng thể đó trộn lẫn với thạch. Trên mặt thạch cho một lượng dung dịch kháng nguyên. Kháng nguyên từ môi trường lỏng sẽ khuếch tán vào thạch, càng xuống sâu lượng kháng nguyên càng loãng. ở nơi tỷ lệ kháng nguyên và kháng thể tương ứng sẽ xuất hiện đường tủa dễ quan sát không bị tan khi lắc, thuận lợi khi di chuyển hoặc chụp ảnh.

•Độ nhạy của phản ứng tăng gấp 2 - 3 lần so với khi thực hiện phản ứng trong môi trường lỏng. +Phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch kép:

•Dùng một ống nghiệm có đường kính nhỏ, cho kháng thể vào trước, rồi cho vào bên trên kháng thể một lượng thạch. Sau đó cho lên trên mặt thạch một lượng dung dịch kháng nguyên.

•Kháng nguyên bên trên từ môi trường lỏng sẽ khuếch tán đi vào trong thạch, kháng thể bên dưới khuếch tán lên trên cũng đi vào trong thạch. ở nơi tỷ lệ kháng nguyên, kháng thể tương ứng sẽ xuất hiện đường kết tủa.

•Trong cùng một ống nghiệm nếu dùng nhiều cặp kháng nguyên, kháng thể khác nhau để chẩn đoán sẽ xuất hiện nhiều đường kết tủa riêng rẽ ở độ nông sâu khác nhau.

+ Phản ứng kết tủa trong thạch trên phiến kính hoặc đĩa petri (kỹ thuật Ouchterlony)

•Thực chất là phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch kép, dễ làm, hay sử dụng. (Phản ứng AGP: Agar gel precipitation).

•Trên phiến kình hoặc trên hộp petri, đổ một lớp thạch mỏng 1 - 2mm. Khi thạch đông lại, đục các lỗ tròn: đường kình của lỗ 4 - 5mm, khoảng cách từ lỗ trung tâm với lỗ xung quanh; 5 - 6mm: Lỗ 1: Kháng nguyên đó biết, Lỗ 2: Kháng thể tương ứng, Lỗ 3, 4, 5, 6: Kháng thể chưa biết.

•Kháng nguyên và kháng thể cách nhau một khoảng trong thạch, chúng sẽ khuếch tán ra mọi phìa, càng xa lỗ, nồng độ càng loãng. ở nơi kháng nguyên, kháng thể tương ứng sẽ xuất hiện đường tủa.

29

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN MIỄN DỊCH THÚ Y (Trang 27)