Kết quả phân tích phổ hồng ngoại IR của xúc tác KOH/γ-Al2O

Một phần của tài liệu Tối ưu hoá quá trình điều chế biodiesel từ mỡ cá tra với xúc tác KOHγ-Al2O3 bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (Trang 36)

Trên hình 3.4 là kết quả phân tích phổ hồng ngoại IR của một dãy các mẫu xúc tác KOH/Al2O3 theo các nhiệt độ nung khác nhau. Tất cả phổ IR của các mẫu xúc tác này đều có một khoảng hấp phụ đặc trưng quanh 3450 cm-1, điều này có thể do dao động của liên kết Al – O – K gây ra. Sự hình thành liên kết này đã được trình bày ở phần trên. Bên cạnh đó, một vùng phổ hấp phụ nhỏ quanh vùng 725 cm-1 cũng được quan sát thấy trên hình, phổ hấp phụ này được cho là các dao động của liên kết Al – O trong chất mang Al2O3. Thêm vào đó, trên phổ IR ta cũng nhận thấy xuất hiện một pic hấp phụ quanh vùng 1640 cm-1, pic hấp phụ này được cho là dao động νOH của các phân tử H2O hấp phụ từ không khí vào xúc tác. Khi nhiệt độ nung hoạt hoá xúc tác được tăng dần lên thì vùng phổ pic này càng thu hẹp lại và cuối cùng biến mất ở nhiệt độ nung 550 oC.

Hình 3. 4 . Phổ IR của chất mang γ-Al2O3 và xúc tác KOH/γ-Al2O3 theo các nhiệt độ nung khác nhau

Ngoài ra, từ phổ IR trong hình ta cũng quan sát thấy một pic hấp phụ quanh vùng 1410 cm-1 đặc trưng cho dao động của các nhóm CO32- . Ion CO32-

có thể được hình thành do phản ứng giữa KOH với CO2 từ không khí hấp thụ vào xúc tác trong suốt quá trình cấy tẩm và nung xúc tác.

Những điều quan sát thấy trên phổ IR này rất phù hợp với các kết quả phân tích phổ XRD và DTA của xúc tác KOH/Al2O3 ở trên.

Một phần của tài liệu Tối ưu hoá quá trình điều chế biodiesel từ mỡ cá tra với xúc tác KOHγ-Al2O3 bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (Trang 36)