Thếu đồng bộ, công nghệ

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG DỰ THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY TNHH TÂN TIẾN (Trang 27)

2.1.2. Tình hình tài chính

Năng lực tài chính là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hồ sơ dự thầu của bên mời thầu. Việc giải trình về nguồn vốn huy động và tình hình tài chính để thực hiện trong hồ sơ dự thầu là một nội dung mag chủ đầu tư luôn luôn quan tâm. Bên cạnh đó, khả năng tài chính có tầm quan trọng quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực tài chính là cơ sở để xây dựng biện pháp tổ chức thi công, đầu tư kỹ thuật, công nghệ, tiến độ và đặc biệt trự

tiếp ảnh hưởng tới phương án lựa chọn giá đầ tư. Bảng 2.2 : Cơ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.Vốn chủ sở hữu 15.000.000 15.000.000 15.000.000 20.000.000 2.Nợ phải trả 14.641.877 16.272.779 17.854.656 19.754.422 3.Tổng nguồn vốn 29.641.877 31.272.779 32.854.656 39.754.422 4.Hệ số cơ cấu tự tài trợ

(4=1:3) 50,7% 47,9% 45,7% 50,4% 5.Hệ số cơ cấu nợ (5=2:3) 49,3% 51,9% 54,3% 49,6% 6.Tài sản lưu động 23.998.339 24.675.368 25.835.842 27.954.335 7.Tài sản cố định 5.653.538 6.597.411 7.018.814 11.800.087 8.Tổng tài sản 29.641.877 31.272.779 32.854.656 39.754.422 9.Hệ số cơ cấu TSLĐ (9=6:8) 80,9% 78,6% 78,7% 70,3% 10.Hệ số cơ cấu TSCĐ (10=7:8) 18,9% 21,1% 21,3% 29,6%

ấu vốn, tài sản của công ty (

n vị: 1.000 đồng)

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Để đánh giá năng lực tài chính của công ty có thể phân tích thực trạng tình hình tài chính trên các mặt cơ cấu vốn, cơ cấu

ài sản, khả năng thanh toán, khả năng huy động vốn.

tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao. Chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang rất thuận lợi, số hợp đồng ký kết của công ty ngày càng nhiều với giá trị ngày càng lớn. Tính đến năm 2011, tổng nguồn vốn của công ty lên tới 39,8 tỷ đồng,

ng 21% so với năm 2010 và tăng 34% so với năm 2008.

Về cơ cấu vốn, vốn chủ sở hữu ổn định ở mức 15 tỷ VNĐ từ năm 2008 đến năm 2010 và tăng lên đạt 20 tỷ năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ở mức khá cao và có xu hướng giảm xuống từ năm 2008 đến năm 2010 nhưng lại tăng lên trong năm 2011 đạt 50,4%. Trong khi đó nợ phải trả chiếm tỷ lệ trung bình trong

ổng nguồn vốn của công ty (trung bình 50% mỗi năm).

Nếu như năm 2008 nợ phải trả của công ty là 14,6 tỷ đồng thì đến năm 2011 là 19,7 tỷ đồng, tức là tăng 5,1 tỷ đồng tương ứng với tăng 35%. Điều này thể hiện khả năng tài chính của công ty giảm, việc bù đắp nợ thường xuyên có xu hướng giảm sút và chưa có chiều hướng khả quan. Sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do khâu quyết toán công trình của công ty còn chậm, dẫn đến ứ đọng vố

lớn và phải tự tài trợ bằng các khoản vay ngắn hạn.

Đối với doanh nghiệp xây dựng cơ bản thì tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản của công ty từ khoảng 20-30% là hợp lý với đặc điểm của ngành. Như vậy có thể thấy công ty sử dụng tỷ lệ cơ cấu TSCĐ như trên là khá hợp lý và phù họp so với các doanh nghiệp xây dựng khác. Điều này là một lợi

trong việc cạnh tranh trong đấu thầu của công ty.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tiền mặt 2.474.546 2.543.235 2.788.466 2.835.615 TSLĐ 23.998.339 24.675.368 25.835.842 27.954.335 Nợ ngắn hạn 14.286.272 15.863.383 17.482.234 19.123.327 Khả năng thanh toán hiện hành (2/3) 167,1 155,3 147,4 146,1 Khả năng thanh toán nhanh (1/3) 17,5% 16,0% 15,9% 14,9% Đơn vị: 1000 ồng

Nguồn: báo cáo tài chính – Phòng tài chính kế toán

Cùng với sự giảm sút của khả năng thanh toán hiện hành thì khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng giảm theo. Năm 2008 đạt mức 17,5% đến năm 2011 giảm xuống còn 14,9% cho thấy tính tự chủ về tài chính của công ty có sự giảm sút, điều này không tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xảy ra tình trạng trên là do tổng tài sản của công ty thì chủ yếu là tài sản lưu động, sản phẩm dở dang, hàng hóa tồn kho, điều này biểu hiện qua kỳ kinh doanh, công ty vay một lượng vốn ngắn hạn lớn kéo theo đó là gánh nặng lãi vay. Những yếu tố này đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Số liệu hàng năm cho thấy việc bù đắp các món nợ thường xuyên có nguy cơ giảm sút và chưa có chiều hướng khả quan. Vì vậy công ty cần có các giải pháp khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, theo đánh giá tổng quan so với các nhà thầu khác thì tính tự chủ tài chính của công ty là ở mức độ khá cao, tài chính của công ty có thể đáp ứng y

đặt ra trong tham g

2.1.3 Nguồn nhân lực

Lao động trong ngành xây dựng cơ bản là những người làm việc tại các công ty, các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc ngành xây dựng. Có thể nói lao động trong ngành xây dựng cơ bản là nguồn gốc sáng tạo ra các công trình công nghiệp, dân dụng, văn hoá xã hội; là những nhân tố cấu thành nên các nguồn lực đầu vào của mọi doanh nghiệp và luôn là nhân tố quyết định nhất, ảnh hưởng đến kết quả và

iệu quả của mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong ngành xây dựng cơ bản thường không ổn định, thay đổi theo thời vụ, thay đổi theo số lượng các công trình và phải làm việc ngoài trời với các địa điểm khác nhau. Có những lúc cần rất nhiều lao động (doanh nghiệp trúng thầu nhiều công trình) và có lúc cần ít lao động (doanh nghiệp không nhận hoặc nhận được ít công trình), khi đó một số lượng lớn công nhân phải nghỉ việc. Do vậy, việc thực hiện chế độ trả lương, thưởng hợp lý cho người lao động xây dựng là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Riêng đối với công tác đấu thầu, lao động là một nhân tố quan trọng nhất quyết định công ty có thắng thầu hay không. Do đó, công ty phải có một đội ngũ lao động có năng lực, trình độ cao thì công ty mới có cơ hội thắng thầu các công trình xây dựng, đặc biệt là những côn

trình đòi hỏi cao về chất lượng cũng như giá trị công trình lớn.

Với công ty xây dựng Tân Tiến thì nguồn nhân lực là một thế mạnh với đội ngũ lao động gắn bó đoàn kết giúp cho công ty có đủ sức mạnh vượt qua đối thủ cạnh tranh. Ban lãnh đạo của công ty là những cán bộ có năng lực phẩm chất tốt đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường đại học chuyên nghiệp, các lớp quản lý kinh tế, đồng thời đã qua chỉ đạo thực tiễn có

nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như thi công các công trình xây dựng cơ bản. Là một doanh nghiệp hoạt động trong nghề kinh doanh xây dựng cơ bản với địa bàn hoạt động trải rộng, phức tạp nên công ty không ngừng đầu tư phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng tốc độ tăng trưởng của công ty. Hơn 10 năm phát triển đến nay công ty đã có một lực lượng lao động mạnh về số lượng và chất lượng sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật xây dựng. Do sớm nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển của công ty nên ban lãnh đạo công ty TNHH Tân Tiến đã làm tốt công tác đào tạo, phân bổ, bố trí nguồn nhân lực một các

hợp lý để đảm bảo các công trình hoàn thiện một cá

TT Cán bộ chuyên môn kỹ thuật lượngSố Thâm niên nghề nghiệp

A Trình độ đại học 5 năm 10 năm 15 năm

1 Kỹ sư cầu đường 5 2 3

2 Kỹ sư thủy lợi 3 2 1

3 Kỹ sư xây dựng 6 2 3 1

4 Kỹ sư chế tạo máy 1 1

5 Cử nhân kinh tế,cử nhân khác 3 2 1

Cộng: 18 9 8 1

B Trình độ cao đẳng, trung cấp 5 năm 10 năm 15 năm

1 Cao đẳng giao thông 7 4 2 1

2 Cao đẳng xây dựng 7 5 2

3 Trung cấp giao thông, xây dựng 5 3 2

4 Cao đẳng, trung cấp TCKT 2 1 1 5 Trung cấp cơ khí 9 4 3 2 6 Trung cấp khác 3 2 1 Cộng: 33 19 11 13 xuất sắc nhất. Bảng 2.4: Cán bộ chuyên mô

– kỹ thuật của công ty

Nguồn: Phòng tổ chức lao động và tiền lương

đại học của công ty khá cao, chiếm 7% trên tổng số lao động toàn công ty. Số cán bộ chuyên môn có trình độ cao đẳng, trung cấp là 33 người, chiếm 12% lao động của công ty. Mặt khác đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật là các kỹ sư, cử nhân có trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm, thuộc nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau,

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG DỰ THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY TNHH TÂN TIẾN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w