GIẢI PHÁP BAN ĐẦU VÀ CÔNG VIỆC CẦN LÀM

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tìm hiểu về e-Learning (đào tạo qua mạng), chuẩn SCORM 2004 và xây dựng hệ quản trị đào tạo BKLAS LMS 2 (Trang 128)

 Ba việc cần làm tương đối độc lập nhau:

+ Xây dựng kiến trúc cổng e-Learning,

+ Xây dựng các dịch vụ chung,

+ Xây dựng hệ LMS.

 Kiến trúc sử dụng là cổng e-Learning do UKeU đề xuất được trình bày trong phần 6.1 của tài liệu này,

 Có các không gian làm việc giống như Sakai nhưng không phải là giống hoàn toàn. Mỗi không gian làm việc sẽ gồm một số site, các site này bao gồm:

+ Site các dịch vụ chung, trong site này thì có khả năng đăng ký học trong trang giới thiệu,

+ Các site các khoá học mà người dùng tham gia.

 Các dịch vụ chung sẽ xây dưng thành các hệ độc lập rồi tích hợp vào môi trường cổng,

 Các dịch vụ đào tạo cũng sẽ xây dựng độc lập và tích hợp vào cổng,

 Sử dụng các mô đun của Sakai trong việc xây dựng cổng, của Moodle đặc biệt là các dịch vụ chung,

 Phân tích và thiết kế LMS như một hệ bình thường,

 Các phần nhỏ trong mục 6 này là các công việc cần làm và kết quả cần đạt được.

6.1. Xây dựng không gian làm việc cá nhân6.1.1. Mô tả 6.1.1. Mô tả

 Khi người dùng vào hệ thống thì bất kể đăng nhập hay chưa đều có không gian làm việc riêng, mỗi không gian này sẽ gồm một số site, mỗi site sẽ chứa một số chức năng. Có 3 loại site:

+ Site quảng bá các khoá học,

+ Site các dịch vụ chung cho người dùng,

 Mỗi site được thể hiện như trong Sakai tương đương như site My Workspace,

 Người dùng chưa đăng nhập thì chỉ có site quảng bá các khoá học nhưng cũng không đăng ký học được trừ phi người đó đồng ý đăng ký tài khoản, không có các site các dịch vụ chung và các site khoá học,

 Mỗi người dùng có thể tham gia nhiều hoạt động đồng thời: xem các khoá học khác, tham gia các dịch vụ hợp tác chung, tham gia các bài học. Các hoạt động này xuất hiện trong các site khác nhau nên có thể thực hiện được.

6.1.2. Giải pháp

 Mỗi không gian làm việc thì cần có các site, mỗi người dùng trong hệ thống thì có các thông tin về số lượng các site này. Các site quảng bá khoá học và các dịch vụ chung thì không cần có, chỉ cần thông tin về các site khoá học. Thông tin này bao gồm:

+ Số lượng site khoá học,

+ Đó là những site khoá học nào,

+ Thứ tự trình bày các site này,

+ Các thông tin chi tiết về trình bày site như thế nào không có trong bộ dữ liệu này mà có trong bộ dữ liệu khác.

 Với mỗi site thì nó cũng có một bộ tham số thể hiện tính cá nhân. Với mỗi người dùng thì có một bộ giá trị cho các tham số này. Hệ thống sẽ có một thư viện GUI Elements các phần tử giao diện, căn cứ vào bộ giá trị tham số cá nhân thì hệ thống có thể thể hiện giao diện bằng cách gọi cá phần tử giao diện tương ứng với bộ giá trị đó.

 Để có thể thực hiện được việc thể hiện giao diện cá nhân thì hệ thống cần có bộ GUI Render, bộ này sẽ đọc các giá trị của các tham số rồi gọi các phần tử giao diện trong thư viện GUI Elements để tạo ra giao diện cho người dùng.

 Còn việc thực hiện các chức năng khi giao diện đã được xây dựng là trách nhiệm của các hệ thống con trong cổng e-Learning bao gồm: dịch vụ chung, LMS, LCMS, đánh giá.

Tầng giao diện Do GUI Render xây

dựng Tầng Xử lý

Cơ sở dữ liệu

Do các hệ con của hệ e-Learning thực hiện

 Các hệ thống con này sẽ nhận các tương tác của người dùng qua các biến được quy định trước tương ứng với từng thao tác và vị trí, tầng giao diện này có trách nhiệm tạo ra giá trị cho các biến đó giống như việc trình duyệt IE tạo ra các biến môi trường của nó và hệ con chỉ việc dùng và xử lý, do đây là ứng dụng chạy trên trình duyệt nên các bộ biến và thiết lập biến này ta không cần quan tâm mà chỉ cần dùng thôi.

 Các giá trị tham số sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu, các GUI Elements sẽ lưu trong thư mục thư viện, bộ GUI Render sẽ được gọi khi cổng e-Learning BKLAS được tải về.

6.2. Tích hợp cơ sở dữ liệu trong cổng

 Các dữ liệu sẽ được lưu trong các cơ sở dữ liệu khác nhau, ta cần xây dựng các bộ giao tiếp cơ sở dữ liệu và các bộ tìm kiếm trên web server.

 Có bộ giao tiếp giữa bộ trên và cổng e-Learning BKLAS.

6.3. Xây dựng các dịch vụ chung

 Sử dụng các mô đun của Sakai (quản lý người dùng, quản lý sự kiện, chat), sử dụng hoặc học tập các mô đun của Moodle (diễn đàn).

 Xây dựng các hệ dịch vụ độc lập nhau nhưng tích hợp cùng một cơ sở dữ liệu,

 Xây dựng các phần tử từ điển như cách quản lý người dùng của Sakai, từ các phần tử này thì quản trị có thể tổ hợp chúng lại thành các chức năng, quyền lớn hơn.

6.4. Xây dựng hệ BKLAS – LMS

 Xây dựng theo các chức năng được mô tả trong tài liệu SCORM

 Sử dụng phương pháp phân tích hướng đối tượng và lập trình hướng đối tượng.

 Khai thác RTE_Example.

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tìm hiểu về e-Learning (đào tạo qua mạng), chuẩn SCORM 2004 và xây dựng hệ quản trị đào tạo BKLAS LMS 2 (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w