Kết luận về SCORM

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tìm hiểu về e-Learning (đào tạo qua mạng), chuẩn SCORM 2004 và xây dựng hệ quản trị đào tạo BKLAS LMS 2 (Trang 62)

Ba tài liệu đặc tả SCORM 2004 là những mô tả vô cùng chi tiết về những quy định mà một hệ thống hay gói nội dung đào tạo cần phải tuân theo. Qua việc nghiên cứu bộ tài liệu này, ta có thể rút ra một số điều sau:

 Đặc tả SCORM quy định chặt chẽ nhưng không hể cứng nhắc và bó buộc. Ví dụ: với hệ LMS, SCORM chỉ mô tả cách thức hoạt động, giao diện một số hàm và một số mã lỗi cần phải có. Còn việc hoạt động như thế nào, cài đặt các thư viện hàm và đỗi xử với các lỗi như thế nào hoàn toàn phụ thuộc và người phát triển.

 Những đặc tính ưu việt cơ bản của SCORM so với các đặc tả khác:

+ Xây dựng nội dung dựa trên các đối tượng nội dung cơ sở, khiến cho việc quản lý hiệu quả và tạo khả năng tái sử dụng nội dung.

+ Tạo ra sự độc lập giữa người phát triển nội dung và hệ thống LMS triển khai nội dung. Điều này giúp hệ LMS theo SCORM có thể sử dụng nội dung từ nhiều nguồn khác nhau.

+ Tính “cá nhân hóa nội dung đào tạo” hay “nội dung đào tạo hướng người dùng” (với SCORM 2004). Đây là đặc tính ưu việt nhất mà chưa đặc tả nào có được.

 Chú ý về cách áp dụng các tài liệu SCORM:

+ Với việc phát triển nội dung, triển công cụ tạo nội dung hay hệ quản trị nội dung (LCMS): cần quan tâm chủ yếu đến những quy định trong tài liệu về mô hình kết hợp nội dung (SCORM CAM).

+ Với việc xây dựng hệ thống triển khai nội dung (LMS): cần quan tâm chủ yếu đến những quy định về môi trường thực thi trong tài liệu SCORM RTE.

+ Với việc phát triển nội dung hay hệ thống có tính “hướng người dùng” thì những định trong tài liệu về thứ tự và dẫn hướng (SCORM SN) là quan trọng nhất.

Tuy nhiên, do SCORM đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh (khoảng 3-6 tháng lại ra một phiên bản SCORM mới) khi phát triển một hệ thống tuân theo SCORM cấn chú ý đến tính mở và linh hoạt để có thể nhanh chóng nâng cấp hệ thống lên những phiên bản SCORM sau.

Tóm lại, với sự ủng hộ rộng rãi của nhiều tổ chức, quốc gia, các nhà phát triển trên thế giới, cùng với những đặc tính ưu việt của mình, SCORM nhiều khả năng sẽ trở thành chuẩn chung thống nhất cho e-Learning trong tương lai. Trong phần sau, em xin trình bày việc ứng dụng đặc tả SCORM 2004 để xây dựng hệ BKLAS-LMS, hệ quản trị đào tạo tuân theo SCORM.

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ KIẾN TRÚC CHUNG CỦA HỆ E-LEARNING

Cho đến nay, mặc dù e-Learning đã rất phát triển, rất nhiều các trường đại học, các viện nghiên cứu, các công ty đã đưa ra nghiên cứu của mình và đã có sản phẩm thương mại nhưng cũng chưa có một mô hình nào thống nhất, chưa có một chuẩn nào quy định về hệ e-Learning. Tuy vậy chúng ta cũng cần thấy rằng, một hệ e-Learning bất kỳ cũng cần có hai hệ con là Hệ quản trị đào tạo và Hệ quản trị nội dung:

 Hệ quản trị đào tạo: đây là hệ thực hiện chức năng tạo khoá học, tổ chức lớp học ảo trên mạng và phân phối nội dung học đến học viên. Việc tạo khoá học bao gồm triển khai gói nội dung để sẵn sàng phân phối cho người học và chấm dứt việc phân phối đó. Việc tổ chức lớp học bao gồm việc đăng ký vào lớp, theo dõi việc học, các thông báo về lịch học tập,… Phân phối nội dung học là việc chuyển các đối tượng học từ server đến trình duyệt của người học.

 Hệ quản trị nội dung: hệ này thực hiện chức năng tạo ra các gói nội dung học. Nó cần có công cụ tạo bài giảng, công cụ này có thể là offline hoặc online. Ngoài ra nó còn chịu trách nhiệm trong việc quản lý gói nội dung này giúp cho quá trình tái sử dụng.

Sau đây là hai mô hình, mô hình thứ nhất là mô hình cổng e-Learning do tổ chức UKeU của Anh đưa ra. Mô hình thứ hai là hệ BKVIEW, đây là đề tài nhánh trong dự án cấp nhà nước K09 về phát triển công nghệ thông tin của nước ta.

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tìm hiểu về e-Learning (đào tạo qua mạng), chuẩn SCORM 2004 và xây dựng hệ quản trị đào tạo BKLAS LMS 2 (Trang 62)