Mô hình cổng e-Learning

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tìm hiểu về e-Learning (đào tạo qua mạng), chuẩn SCORM 2004 và xây dựng hệ quản trị đào tạo BKLAS LMS 2 (Trang 63)

Theo mô hình nền này thì một hệ e-Learning được xây dựng theo cổng điện tử bao gồm 4 tầng được mô tả như sau:

Hình 4.24 Mô hình cổng e-Learning hiện đại

Tầng 1: Cổng

Là một đầu vào đơn nhất cho phép tất cả các người dùng đăng nhập và truy cập vào các phần có liên quan của hệ thống qua một trình duyệt web chuẩn.

Tầng 2: Các dịch vụ chung

Là các dịch vụ mà mọi người dùng, dù với các vai trò khác nhau đều cần sử dụng. Các dịch vụ này tồn tại độc lập với các chức năng về đào tạo và có cơ chế tương đối giống nhau trong các hệ e-Learning. Có 3 loại dịch vụ cơ bản là:

Quản lý người dùng (User Management): Nhận dạng, theo dõi, và chỉ định quyền cho mỗi người dùng của hệ thống. Cung cấp một định danh (ID)

có thời hạn cho người dùng bất kể vai trò và khả năng thay đổi vai trò của họ.

Hợp tác (Collaboration): là dịch vụ đảm bảo chức năng thông tin liên lạc và cộng tác của người dùng trong hệ thống. Dịch vụ này gồm hình thức đồng bộ (chat, hội thảo trực tuyến…) và không đồng bộ (email, diễn đàn, thông báo chung…).

Quản lý sự kiện (Event Mamagement): Cung cấp các lịch, thời khoá biểu và chức năng nhắc việc đối với người dùng.

Tầng 3: Dịch vụ đào tạo

Bao gồm các cả các dịch vụ phục vụ trực tiếp các hoạt động học tập như: tạo và quản lý nội dung học, tham gia học, theo dõi học. Tầng này gồm bốn hệ thống cơ bản:

LCMS (Learning Content Management System) – Hệ quản trị nội dung: Là hệ thống cho phép các nhà tạo nội dung có thể tạo và quản lý nội dung trực tuyến. LCMS tạo ra khả năng tái sử dụng nội dung và có khả năng tạo nội dung học theo nhu cầu và khả năng của học viên.

LMS (Learning Management System) – Hệ quản trị đào tạo: Là hệ thống cơ bản, không thể thiếu trong bất kỳ một hệ thống e-Learning nào. LMS là môi trường triển khai nội dung học đến cho học viên và cũng là nơi cung cấp các tiện ích giám sát và tổ chức học cho giáo viên và người quản lý.

Assessement - Hệ thống đánh giá: Là hệ thống để đánh giá trình độ và thành tích học tập của học viên, nó có chức năng tương tự như nơi tổ chức sát hạch trình độ và cấp chứng chỉ trong giáo dục truyền thống. Tuy nhiên, với lợi thế của một hệ thống sát hạch trên mạng, tài liệu để đánh giá (các câu hỏi) có thể tùy biến để phù hợp nhất cho các nội dung học và các đối tượng học viên khác nhau.

Administration – Hệ thống quản lý: Hệ thống này thực hiện các dịch vụ quản lý như: tài chính, các danh sách, hóa đơn, các vấn đề về chính sách và quy định đối với giáo viên và học viên. Có thể nói hệ thống này thực hiện các công việc tương tự như của các phòng ban trong một trung tâm đào tạo (như phòng tuyển sinh, phòng hành chính, phòng tài vụ, phòng kế toán v.v.). Vì vậy với mỗi hệ đào tạo khác nhau thì hệ quản lý lại có cơ chế hoạt động và kiến trúc khác nhau.

Tầng 4: Cơ sở dữ liệu

Là tất cả các giải pháp cơ sở dữ liệu hỗ trợ người dùng và quản lý. Giải pháp cơ sở dữ liệu phải đảm bảo cho người dùng hoàn toàn tự do về nền phần cứng và nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tìm hiểu về e-Learning (đào tạo qua mạng), chuẩn SCORM 2004 và xây dựng hệ quản trị đào tạo BKLAS LMS 2 (Trang 63)