7. Bố cục của luận văn
1.3.3. Các yêu cầu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho
29
1.3.3.1. Mục tiêu đào tạo nhân lực quản lý dự án
Đào tạo nguồn nhân lực dự án là trọng tâm của ba phương diện được khuyến cáo để các tổ chức thực hiện thành công các dự án: i.) Phát triển tài năng; ii.) Chuẩn hóa các quy trình quản lý dự án; iii.) Sự thích ứng với chiến lược tổ chức.
Đào tạo, phát triển nhân lực dự án nhằm đúc kết các kiến thức, thực tiễn để xây dựng và duy trì, cập nhật các quy trình quản lý dự án chuẩn để áp dụng cho các dự án của tổ chức, đồng thời trang bị các kỹ năng, công cụ cần thiết cho đội ngũ làm dự án ở các cấp của tổ chức để thực hiện thuần thục công tác quản lý dự án, quản lý chương trình và quản lý danh mục dự án đầu tư, và thông qua đó vừa phát triển sự nghiệp cho các thành viên dự án, vừa đóng góp hiệu quả cho sự tăng trưởng của tổ chức.
1.3.3.2. Các yêu cầu đối với công tác đào tạo nhân lực quản lý dự án Để quản lý triển khai dự án hiệu quả, các thành viên tham gia quản lý dự án cần có sự hiểu biết và kỹ năng về 5 lĩnh vực quản lý dự án.
30
Nguồn, A guide to the Project Management Body of Knowledge Third Edition (PMBOK Guide), Project Management Institute, 2004 [33 ].
1.3.3.3. Các yêu cầu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực vận hành và bảo dưỡng cho các dự án
* Cải tiến cơ cấu nguồn nhân lực:
Cơ cấu nguồn nhân lực được xác định theo yêu cầu của chiến lược tăng tốc phát triển kinh tế, xã hội mà PVN đã xây dựng. Nói cách khác phải xuất phát từ mục tiêu của tổ chức, từ yêu cầu công việc phải hoàn thành, từ yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, từ quy trình công nghệ mà chuẩn bị cơ cấu nguồn nhân lực cho phù hợp.
* Phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực:
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cũng như việc áp dụng khoa học công nghệ trong các dự án mà PVN đã và đang triển khai yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt, để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới. Người lao động làm việc một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng được các công cụ, phương tiện lao động hiện đại, tiên tiến.
* Phát triển kỹ năng nghề nghiệp:
Kỹ năng nghề nghiệp là sự hiểu biết về trình độ thành thạo tay nghề và những kinh nghiệm, mức độ tinh xảo trong việc thực hiện các công việc. Sự rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn, sẽ giúp con người nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
* Nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động:
Nhận thức của người lao động được coi là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực, vì trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau, dẫn đến kết quả cũng khác nhau. Cùng một vấn đề nghiên cứu, song người có trình độ
31
chuyên môn nghiệp vụ cao, có thể có kết quả thấp hơn người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn thấp, nhưng lại có kết quả cao hơn. Là do nhận thức mỗi người khác nhau, do động cơ được giải quyết, hay không được giải quyết, do tầm quan trọng của việc phải làm Từ đó dẫn đến hành vi, thái độ làm việc của người này khác người kia. Vì vậy, phải có giải pháp nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động, nhằm tạo cho họ có đủ trình độ thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức.
* Nâng cao trình độ sức khỏe của người lao động:
Sức khoẻ vừa là mục đích của phát triển, đồng thời nó cũng là điều kiện của sự phát triển. Sức khoẻ là sự phát triển hài hoà của con người cả về vật chất và tinh thần, đó là sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tinh thần. Khi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải chú ý tất cả các yêu cầu nêu trên.
* Phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của PVN và tình hình triển khai các Dự án trọng điểm Dầu khí:
Đáp ứng đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trong việc tăng tốc phát triển và kế hoạch triển khai các Dự án trọng điểm tại PVN.