7. Bố cục của luận văn
1.2.4. Nội dung cơ bản của công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong
một tổ chức
Đối với một tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực được tiến hành theo những nội dung cơ bản như sau: (hình 1.1).
Hình 1.1 Quy trình thực hiện đào tạo nguồn nhân lực trong một tổ chức
Nguồn: Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân. Nxb Lao động-Xã hội, 2004 [9].
1.2.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo là khoảng cách giữa những gì hiện có và những gì mong muốn trong tương lai xét về khía cạnh thái độ của người quản lý và người lao động trong doanh nghiệp.
19
Xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phân tích thông tin nhằm làm rõ nhu cầu cần cải thiện kết quả thực hiện công việc và xác định đào tạo hiện có phải là giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc, khả năng phát triển với từng cán bộ, nhân viên cụ thể.
Cần phải đánh giá nhu cầu để xác định những nhu cầu đào tạo thích hợp chưa được đáp ứng, đồng thời để loại trừ những chương trình đào tạo không thích hợp và để xác định mục tiêu đào tạo cho các chương trình được vạch ra. Việc xác định nhu cầu đào tạo dựa trên các cơ sở liên quan đến việc phân tích tổ chức, phân tích công việc và phân tích cá nhân.
- Phân tích tổ chức (Phân tích mục tiêu, kế hoạch, chiến lược, chỉ số hiệu quả về mặt tổ chức của doanh nghiệp): xác định mức độ phù hợp của hoạt động đào tạo và phát triển so với chiến lược phát triển của đơn vị.
- Phân tích công việc (Phân tích nhiệm vụ, phân tích hoạt động): xác định những nhiệm vụ quan trọng, và kiến thức, kỹ năng, và hành vi cần nhấn mạnh trong đào tạo để người lao động có thể hoàn thành nhiệm vụ của họ.
- Phân tích cá nhân (Phân tích thực hiện công việc): phân tích cá nhân người lao động về khả năng thực hiện công việc để xác định: (1) xác định mức độ yếu kém về kết quả thực hiện do thiếu kiến thức, kỹ năng, khả năng, do thiếu động lực hay do thiết kế công việc chưa hợp lý; xác định những tiềm năng phát triển (2) xác định ai cần đào tạo, ai có thể phát triển, và (3) xác định mức độ sẵn sàng của người lao động cho đào tạo, phát triển.
Thực chất của việc xác định nhu cầu đào tạo là việc xác định xem khi nào? bộ phận, phòng ban nào? Cần phải phải đào tạo, đào tạo kĩ năng nào, cho loại lao động nào, lao động quản lý hay công nhân và số lượng là bao nhiêu?, … thông qua phân tích tổ chức, phân tích công việc và phân tích cá nhân.
20
1.2.4.2. Lập kế hoạch đào tạo (Xác định cánh thức thỏa mãn nhu cầu)
Là chuyển nhu cầu được xác định bởi việc phân tích tổ chức, cá nhân và công việc thành các mục tiêu đo lường được.
Từ nhu cầu đào tạo đã được tìm ra ở bước trên ta cần phân tích và sắp xếp nhu cầu đào tạo theo thứ tự ưu tiên gắn với nhu cầu của tổ chức trong việc lập kế hoạch đào tạo. Kế hoạch đào tạo bao gồm những nội dung: mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, các phương pháp đào tạo, thời gian dự kiến thực hiện, dự trù kinh phí và các nguồn lực cần thiết để đảm bảo cho kế hoạch đó được thực hiện. Khi lập kế hoạch đào tạo, phát triển cần vạch ra hướng đánh giá kết quả đào tạo và đạt được sự cam kết của những người có liên quan trong tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển sau này.
Có ba mức lập kế hoạch đào tạo và phát triển như sau:
- Kế hoạch đào tạo, phát triển tổng hợp: được sử dụng bởi những người ra quyết định. Một kế hoạch đào tạo, phát triển tổng hợp thường bao gồm nội dung: tên khóa học, số lượng các khóa học, các mô tả tổng quát về các khoá học hay là nội dung chính, thời gian dự kiến, địa điểm đào tạo, kinh phí; Ngoài ra kế hoạch này có thể đề cập đến các biện pháp về tổ chức, quản lý (giải pháp phi đào tạo) để nâng cao kết quả thực hiện công việc nói chung.
- Kế hoạch hành động/thực hiện: chủ yếu được sử dụng bởi những người lập kế hoạch đào tạo. Các kế hoạch này được mô tả trong biểu đồ tiến độ thực hiện theo thời gian và trách nhiệm cho các khóa học khác nhau và các biện pháp về tổ chức, quản lý cụ thể. Nó có thể bao gồm diễn giải về các phần học (mô đun).
- Kế hoạch về khoá đào tạo: thường được sử dụng bởi những nhà tổ chức và các giảng viên bởi vì nó cụ thể hoá việc lập kế hoạch và triển khai các công việc cần thiết cho từng khoá học và thường có kèm theo các bản mô tả về từng buổi học.
21
Nội dung và độ phức tạp của các kế hoạch đào tạo và phát triển sẽ thay đổi theo qui mô của từng tổ chức và việc có bộ phận chuyên trách để thực hiện kế hoạch quản lý và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.
Việc thiết kế chương trình đào tạo phải phụ thuộc vào nhu cầu, mục tiêu đào tạo đã xác định trước. Thời gian tham gia của từng loại nhân viên được đi đao tạo? Ngân sách cho đào tạo trong năm là bao nhiêu?, ..v.v...
Trên cơ sở Kế hoạch/ chương trình đào tạo đã được xây dựng, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp đào tạo thích hợp nhất. Về các phương pháp đào tạo thì có 2 nhóm phương pháp đã được trình bày chi tiết như đã nêu trên (mục 1.2.3.).
1.2.4.3. Thực hiện kế hoạch đào tạo
Từ kế hoạch đào tạo được xây dựng có nội dung, chương trình đào tạo phù hợp trong các lĩnh vực chuyên môn. Bộ phận/người phụ trách đào tạo cần phối hợp với các bộ phận /phòng ban chức năng để lựa chọn đối tượng cần đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo (giáo viên, cơ sở và trang thiết bị đào tạo), thông báo lịch đào tạo và tạo các điều kiện cần thiết để họ tham gia đào tạo và phát triển có hiệu quả.
Việc thực hiện công tác đào tạo thông thường được thực hiện qua các hình thức tự tổ chức đào tạo, thuê đơn vị đào tạo hoặc có thể kết hợp giáo viên thuê ngoài với người có kinh nghiệm lâu năm trong các bộ phận, lĩnh vực trong doanh nghiệp.
1.2.4.4. Đánh giá kết quả đào tạo
Khi đào tạo xong, tiến hành đánh giá hiệu quả của chương trình và kết quả đào tạo. Đánh giá những gì đã đạt được và những gì chưa đạt được để tìm ra nguyên nhân để sửa chữa, khắc phục và rút kinh nghiệm cho lần sau xây dựng và
22
tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn, các nội dung cơ bản trong việc đánh giá kết quả đào tạo bao gồm:
- Đánh giá về chất lượng đào tạo.
- Đánh giá về chương trình đào tạo: sự chuẩn bị chu đáo, sự rõ ràng dễ hiểu, sự liên quan tới công việc, việc sử dụng có hiệu quả thời gian, sự đáp ứng đƣợc mong muốn của nhân viên, ...
- Đánh giá học viên sau quá trình đào tạo, dựa vào các tiêu chí sau: + Đánh giá kết quả học tập của từng học viên trong khóa học.
+ Kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra ban đầu, mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của tổ chức xét trên phương diện tổng thể.