Nguồn nhân lực các dự án trọng điểm của Tập đoàn Dầu khí

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại tập đoàn dầu khí việt nam PVN (Trang 65)

7. Bố cục của luận văn

2.1.4. Nguồn nhân lực các dự án trọng điểm của Tập đoàn Dầu khí

2.1.4.1. Nguồn nhân lực quản lý thực hiện, triển khai dự án

Đối với các dự án trọng điểm Quốc gia và các dự án trọng điểm của ngành Dầu khí, nguồn nhân lực thực hiện công tác Quản lý các dự án này một số ít được điều động từ các Ban/Văn phòng của Công ty mẹ tập đoàn PVN, từ các Ban QLDA đang triển khai các trọng điểm Dầu khí khác mà PVN làm chủ đầu tư (những người chịu trách nhiệm chính, có kinh nghiệm trong triển khai dự án),

các sinh viên được đào tạo ở nước ngoài về, và đa số là tuyển dụng mới theo yêu cầu công việc.

Thực tế hiện nay, tại các Ban QLDA của PVN, cũng như ở một số ban quản lý dự án của các đơn vị thành viên khác, trong nguồn nhân lực tham gia thực hiện dự án phần lớn là lực lượng trẻ với khoảng 2/3 vừa mới tốt nghiệp đại học hoặc chưa có kinh nghiệm làm dự án, và chỉ khoảng 1/3 có kinh nghiệm quản lý thực hiện các dự án công nghiệp.

2.1.4.2. Nguồn nhân lực vận hành và bảo dưỡng

Nguồn nhân lực này hiện nay được xây dựng từ một phần cán bộ làm công tác quản lý triển khai các Dự án, một phần được điều chuyển, thuyên chuyển công tác từ các Ban/ Văn phòng Công ty mẹ tập đoàn PVN, các Tổng công ty trực thuộc và thu hút nhân tài từ các đơn vị ngoài PVN và phần lớn lực lượng trực tiếp vận hành dự án phân lớn là tuyển dụng mới và đào tạo lại nhằm trang bị các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với công nghệ và các yêu cầu công việc bắt buộc, công tác chuẩn bị tuyển dụng, đào tạo được thực hiện song song với công tác triển khai dự án.

Thực tế nguồn nhân vận hành và bảo dưỡng có sự bất cập về cơ cấu, các vận hành viên vận hành không đúng theo trình độ, chuyên môn của mình. Cụ thể, kỹ sư điện – điện tử lại đi vận hành các hệ thống điện, hệ thống cơ – nhiệt, …

58

2.2. Công tác đào tạo nguồn nhân lực dầu khí chất lƣợng cao cho các dự án trọng điểm của PVN hiện nay

2.2.1. Công tác đào tạo, quản lý đào tạo và cơ sở đào tạo

2.2.1.1. Công tác quản lý đào tạo

Trong những năm qua, ngành Dầu khí Việt Nam đã xây dựng một hệ thống quản lý và tổ chức công tác đào tạo từ công ty mẹ đến các đơn vị thành viên, bao gồm: Hội đồng Đào tạo, Hội đồng Tuyển sinh, Ban Đào tạo và Phát triển nhân lực của Tập đoàn; các phòng/ban tổ chức nhân sự - đào tạo ở các đơn vị thành viên. Đồng thời, PVN ban hành hệ thống văn bản, quy chế liên quan và bảo đảm công tác đào tạo - phát triển nhân lực: Quy chế tổ chức và quản lý công tác đào tạo; Quy chế tuyển dụng và quản lý sinh viên được PVN tài trợ kinh phí đào tạo; các quy trình thực hiện và quản lý công tác đào tạo được xây dựng và được tuân thủ theo hệ thống ISO. Tại các đơn vị thành viên, quy chế về công tác đào tạo cũng được ban hành, tuân thủ phù hợp với điều kiện sản xuất - kinh doanh của mình. Các văn bản này thường xuyên được cập nhật cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Tập đoàn. Đặc biệt, các văn bản quan trọng, có tính định hướng chiến lược trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực được ban hành là Chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực với mục tiêu: Xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học - công nghệ và công nhân kỹ thuật dầu khí Việt Nam đồng bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật, khoa học - công nghệ, nghiệp vụ quản lý và điều hành ngang tầm quốc tế, để tự điều hành các hoạt động dầu khí trong nước và ở nước ngoài với hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với Chiến lược phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam cho các giai đoạn. Tập đoàn cũng đã xây dựng được kế hoạch triển khai chiến lược và giải pháp đột phá nguồn nhân lực.

59

Ban Đào tạo và Phát triển nhân lực Tập đoàn là đầu mối và chịu trách nhiệm giúp Tổng giám đốc Tập đoàn quản lý công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tập đoàn.

Công tác đào tạo của Tập đoàn được phân cấp như sau:

- Các chương trình đào tạo cấp Tập đoàn là các chương trình do Tập đoàn tổ chức thực hiện, quản lý và bằng kinh phí của Tập đoàn trên cơ sở quy hoạch đào tạo hàng năm do Hội đồng thành viên – Tập đoàn phê duyệt.

- Các chương trình đào tạo cấp đơn vị là chương trình đào tạo do các đơn vị tổ chức thực hiện nhăm mục đích nâng cao trình độ CBCNV, phát triển nguồn nhân lực của các đơn vị phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và được thực hiện bằng kinh phí hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đồng thời được hỗ trợ bằng kinh phí đào tạo của PVN.

Đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực O&M cho các dự án trọng điểm của PVN, Ban QLDA phối hợp với các Ban của Tập đoàn xây dựng nội dung chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo trình tập đoàn xem xét phê duyệt, làm căn cứ để triển khai thực hiện.

2.2.1.2. Công tác đào tạo tại PVN

Công tác đào tạo nguồn nhân lực của PVN được đầu tư cả về chiêu sâu và chiều rộng, với nhiều loại hình đào tạo đa dạng từ cơ bản, nâng cao, chuyên sâu cho đến đào tạo cao học, tiến sỹ. Các chương trình đào tạo cũng đa dạng từ các lớp ngắn hạn (vài ngày) đế và tháng được tổ chức ở trong và ngoài nước, với nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Các chuyên ngành đào tạo cũng mỡ rộng và chuyên sâu hơn.

2.2.1.3. Cơ sở đào tạo của PVN - Trường Cao đẳng nghề Dầu khí. - Viên Dầu khí Việt Nam.

60

- Trường Đại học Dầu khí.

- Mốt số cơ sở đào tạo của các đơn vị thành viên thuộc PVN.

2.2.2. Công tác đào tạo nguồn nhân lực dầu khí chất lượng cao cho các dự án trọng điểm dầu khí tại PVN trong thời gian qua

Công tác đào tạo nguồn nhân lực dự án được phân cấp cho các Ban QLDA (các đơn vị dại diện PVN) làm công tác quản lý dự án trong giai đoạn triển khai dự án. Nguồn nhân tại các Ban QLDA được đào tạo theo Kế hoạch đào tạo hàng năm mà các Ban QLDA lập trên cơ sở nhu cầu công việc dự án và được PVN phê duyệt và Kế hoạch đào tạo hàng năm của PVN.

Đối với nguồn nhân lực làm công tác quản lý, các chuyên gia trong các lĩnh vực, dựa vào chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực của PVN, nhu cầu phát triển cán bộ của các Ban QLDA, (từ 01 năm trở lên) được đào tạo ở nước ngoài hoặc liên kết đào tạo đại học, sau đại học ở trong nước.

Đối với nguồn nhân lực O&M, công tác đào tạo nguồn nhân lực này gắn liền với Tổng mức đầu tư/ tổng dự toán của dự án. Trong quá trình triển khai dự án, các Ban QLDA/ đơn vị quản lý dự án phối hợp với Ban Đào tạo và Phát triển nhân lực/ PVN xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo trình PVN phê duyệt riêng cho từng dự án. Sau khi kế hoạch được duyệt, trên cơ sở đó các Ban QLDA thực hiện kế hoạch đào tạo cho nguồn nhân lực này.

2.2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo

Để xác định nhu cầu đào tạo, Ban QLDA và phòng chức năng dựa vào thực tế công việc dự án triển khai, mực độ hoàn thành công việc của các tổ nhóm công tác, tình hình thay đổi bổ sung các văn bản pháp luật, luật, nghị định liên quan đến công việc triển khai dự án, Kiện toàn tổ chức, cán bộ của các Ban QLDA, … . Phòng Tổ chức – Hành chính tổng hợp nhu cầu đào tạo trọng đơn vị, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo và làm đề xuất trình Tập đoàn xem

61

xét phê duyệt. Trên kế hoạch đào tạo đệ trình, Ban Tổng giám đốc sẽ xem xét phê duyệt và giao kế hoạch đào tạo hàng năm cho Ban QLDA triển khai dự án trọng điểm.

2.2.2.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch đào tạo

* Đối với công tác đào tạo cán bộ quản lý dự án

Việc xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án trọng điểm căn cứ vào mục tiêu cụ thể dự án đề ra là: Thực hiện thành công dự án đúng tiến độ (trong thời gian đề ra) và đảm bảo chất lượng dự án yêu cầu trong Tổng dự toán được duyệt và các yếu tố như:

-Tình hình triển khai dự án, kế hoạch thực hiện dự án trong năm tới;

- Kiện toàn tổ chức, cán bộ của các Ban QLDA triển khai các dự án trọng điểm;

- Kiện toàn bộ máy vận hành và bảo dưỡng cho các dự án trọng điểm; - Đào tạo nguồn nhân lực kế cận, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của PVN - Đáp ứng nguyện vọng học tập của cán bộ công nhân viêc chức triển khai dự án, …

Từ đó Ban QLDA chủ động đề xuất các chương trình đào tạo/ nhu cầu đào tạo của Ban/ Đơn vị triển khai dự án nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách/ đột xuất của hoạt động quản lý triển khai dự án trình Tổng giám đốc phê duyệt làm cơ sở thực hiện (Bảng 2.6 Kế hoạch đào tạo năm 2013 của Ban QLDA Điện lực Dầu khí Vũng Áng – Quảng Trạch).

Ngoài ra, căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển của ngành, Ban Đào tạo và Phát triển nhân lực Tập đoàn là đầu mối và chịu trách nhiệm giúp Tổng giám đốc Tập đoàn quản lý công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tập đoàn (Bảng 2.7 Kế hoạch đào tạo nhân lực năm 2013 của PVN)

62

63

64

* Đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực vận hành và bảo dưỡng cho các dự án trọng điểm do Tập đoàn làm chủ đầu tư:

ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VẬN HÀNH

CHUYÊN NGHIỆP, AN TOÀN, HiỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN MÔN CƠ BẢN THỰC TẬP VN OJT ĐÀO TẠO TẠI CÔNG TRƯỜNG VẬN HÀNH Tuyển dụng:

-Theo mô tả công việc

-Phù hợp với chuyên ngành được đào tạo

-Ngoại ngữ tối thiểu

Tiếng Anh: -Phù hợp với trình độ người học -Phù hợp với vị trí công tác Chuyên môn: -Cơ bản - Chuyên sâu -Tăng cường trên

Simulator

Thực tập & OJT:

-Quy trình vận hành

-Công nghệ -Thiết bị

- Vận hành & Bảo dưỡng

Đào tạo tại công trường:

-Lắp đặt thiết bị - Nguyên tắc vận hành Vận hành đọc lập: - An toàn -Vận hành thiết bị -Xữ lý sự cố

-Bảo dưỡng thường xuyên

Hình 2.5: Các kế hoạch đào tạo nhân sự vận hành cho công trình Dầu khí

Nguồn: Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực PVN

Tùy vào quy mô dự án, công nghệ áp dụng, đặc thù riêng của từng lĩnh vực mà dự án triển khai, độ phức tạp của từng hệ thống vận hành, các yêu cầu của dự án mà các mỗi dự án sẽ xây dựng được bảng kế hoạch có nội dung chương trình, thời gian, số lượng đào tạo khác nhau.

- Về chương trình đào tạo, thời gian đào tạo: Được thực hiện theo đúng chương trình đào tạo đã được các bên thống nhất trong hợp đồng gồm 3 giai đoạn: i.) giai đoạn đào tạo lý thuyết tại trường cao đẳng nghề Dầu khí; ii.) Giai đoạn thực tập tại các nhà máy ở các dự án đã hàn thàn có tính chất tượng tự dự án đang thực hiện; iii.) Giai đoạn đào tạo EPC và tham gia nghiệm thu đào tạo thực tế tại công trường dự án. Thời gian đào tạo tùy theo quy mô dự án mà có sự điều chỉnh, tuy nhiên đối với các dự án đầu tư xây dựng (các Dự án Công nghiệp Điện, Khí, Lọc-hóa Dầu) thì thông thường thời gian đào tạo khoảng từ 20 - 24

65

tháng; trong đó đào tạo Anh văn, lý thuyết chuyên ngành và thực tập thực tế tại các nhà máy 14 tháng; đào tạo chuyển giao công nghệ EPC, đào tạo cương vị tùy theo từng vị trí từ 6 tháng đến 1 năm.

- Về số lượng: Dựa trên cơ cấu tổ chức vận hành dự án được Ban QLDA lập và được PVN phê duyệt. Thực tế triển khai dự án, việc xây dựng sơ đồ cơ cấu tổ chức và số lượng nhân sự vận hành cho dự án được các Ban QLDA lập dựa trên tham khảo các mô hình vận hình của các dự án cùng loại, có đặc thù, quy mô, công suất tượng tự đang vận hành trong và ngoài nước.

- Về nguồn kinh phí đào tạo: Nguồn kinh phí đào tạo cho lực lượng Vận hàn và Bảo dưỡng được trích từ Tổng mức đầu tư của dự án.

Tổng hợp nội dung chương trình, thời lượng và thời gian thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực O&M cho dự án được thể hiện (bảng 2.6).

Hình 2.6: Bảng tiến độ thực hiện đào tạo nguồn nhân lực O&M cho dự án

Nguồn: Hợp đồng đào tạo đội ngũ nhân viên vân hành dư án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1

66

* Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án trọng điểm tại PVN

- Đào tạo chính quy dài hạn cho các cán bộ quản lý, chuyên gia/ chuyên sâu:

+ Tuyển dụng, tuyển chọn và đào tạo đại học, sau đại học ở nước ngoài; + Đào tạo chuyên sâu/ chuyên gia cho các lĩnh vực (từ 01 năm trở lên). + Liên kết đào tạo, sau đại học ở trong nước (PVMTC, VPI thực hiện) + Đào tạo CNKT, trung cấp, cao đẳng nghề;

- Đào tạo ngắn hạn/ Bồi dưỡng thường xuyên:

+ Đào tạo cập nhật chuyên đề nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật quản lý; + Đào tạo lấy chứng chỉ quốc tế;

- Đào tạo trước tuyển dụng (Kỹ sư, CNKT) cho các dự án trọng điểm - Đào nhân sự vận hành các công trình Dầu khí

- Đào tạo chuyển giao công nghệ dự án - Đào tạo kèm cặp tại chỗ, trong nội bộ 2.2.2.3. Xác định đối tượng đào tạo

* Đối với nguồn nhân lực quản lý triển khai dự án:

Việc chọn cử CBCNV đi đào tạo được xác định dựa trên nhu cầu thực tế công việc.

* Đối với nguồn nhân lực Vận hành và Bảo dưỡng:

Thực tế triển khai dự án cho thấy, đối tượng đào tạo nguồn nhân lực bảo dưỡng và vận hành cho dự án đòi hỏi số lượng rất lớn. Một số ít cán bộ chuyên quản lý được cử đi học, phần lớn lực lượng này đều phải tuyển dụng mới thông qua các hình thức thi tuyển chuyên môn và Anh văn kết hợp với thi vấn đáp lý

67

thuyết và thực hành sau đó gửi cho đi đào tạo chuyên môn theo yêu cầu dự án thông qua hình thức hợp đồng đào tạo.

2.2.2.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo

Dựa vào kế hoạch đào tạo được giao hàng năm, Ban QLDA/Đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo.

Phòng Tổ chức Hành Ban QLDA sẽ tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo. Tùy vào lĩnh vưc chuyên ngành mà Ban QLDA/ Đơn vị triển khai dự án tự tổ chức thực hiện đào tạo hay thuê đơn vị thực hiện đào tạo. cụ thể: Đối nguồn nhân lực O&M, hiện nay được thực hiện bởi đơn vị Trường Cao đẳng nghề Dầu khí thông qua các hợp đồng đào tạo.

Đối với việc đào tạo các cán bộ quản lý, chuyên gia cho các lĩnh vực (từ 01 năm trở lên), Ban QLDA lựa chọn đối tượng đào tạo trình PVN xem xét phê duyệt, thông thường lực lượng này được gửi đi đào tạo tại các trường Đại học, Trung tâm đào tạo ở nước ngoài hoặc các liên kết đào tạo đại học, sau đại học ở

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại tập đoàn dầu khí việt nam PVN (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)