Kinh nghiệm đào tạo nhân lực Dầu khí tại một số Quốc gia

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại tập đoàn dầu khí việt nam PVN (Trang 46)

7. Bố cục của luận văn

1.5.1. Kinh nghiệm đào tạo nhân lực Dầu khí tại một số Quốc gia

Tất cả các nước có nguồn tài nguyên Dầu khí, kể cả một số nước nguồn tài nguyên này hạn chế, không có tài nguyên nhưng tham gia hoạt động Dầu khí đều rất quan tâm đến việc đào tạo, phát triển cho nguồn nhân lực cho nhành công nghiệp nay. Hệ thống đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành Dầu khí ở các Tập đoàn Dầu khí quốc tế và ở mỗi quốc gia có sự khác biệt, tùy thuộc vào tiềm năng Dầu khí của mình và có quan hệ hữu cơ với hệ thống đào tạo – giáo dục quốc gia. Tổng thể, cơ cấu tổ - chức công tác đào tạo nhân lực Dầu khí thường được tổ chức như sau:

- Các trường Đại học đa ngành/tổng hợp (ở Mỹ, CH Pháp, Anh, …) tham gia đào tạo nguồn nhân lực Dầu khí ở các mức độ khác nhau và thường dựa trên thế mạnh riêng của mình. Các chuyên nhành Dầu khí được đào tạo tại các khoa Kỹ nghệ, khoa liên quan đến khoa học địa chất, …

- Các trường đại học chuyên ngành Dầu khí như ở Liên bang nga, Trung quốc, Rumani. Tại đây, các kỹ sư Dầu khí được đào tạo rất chuyên sâu, theo từng chuyên ngành riêng biệt, nay từ năm thứ 2 của cấp đại học. Điều này khác với các trường/khoa đào tạo về Dầu khí ở phương Tây, nơi các kỹ sư Dầu khí thường được đào tạo chuyên sâu ở cấp đào tạo thạc sỹ hoặc sau khi làm việc cho các công ty Dầu khí được đào tạo thêm ở các trung tâm của công ty hoặc thông qua hệ thống đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, theo nhu cầu thực tế công việc. Đây chính là sự khác biệt cơ bản của hai hệ thống đào tạo về Dầu khí. Điều khác

39

biệt này xuất phát từ sự khác biệt trong triết lý đào tạo đại học và sử dụng lao động. Trong những năm gần đây, cách thức đào tạo đại học chuyên ngành Dầu khí có sự dịch chuyển, giao thoa giữa hai cách thức đào tạo nêu trên.

- Các học viên chuyên ngành Dầu khí như IFP (Pháp), Trung tâm năng lượng Sarkey (thuộc ĐH Oklahoma), Texas A&M, các viện nghiên cứu thiết kế của Nga trong lĩnh vực Dầu khí. Ở các trung tâm chuyên ngành này, công tác đào tạo thường tập trung đào tạo chuyên sâu, trình độ cao như thạc sỹ, tiến sỹ, cán bộ lãnh đạo cao cấp, chuyên đề kỹ thuật, công nghệ nâng cao.

Quan hệ giữa các Trường đại học có đào tạo Dầu khí và các Tập đoàn Dầu khí rất chặt chẽ và trên cơ sở hợp đồng nghiên cứ, tài trợ về tài chính, phương tiện kỹ thuật, giúp đỡ sinh viên trong quá trình thực tập, tham gia giảng dạy.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại tập đoàn dầu khí việt nam PVN (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)