Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, chi nhánh Hà Nội (Trang 42)

+ Không ngừng goàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) được thành lập như là tổ chức đăng kí thông tin tín dụng công, ban đàu nằm trong Vụ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và trở thành một cơ quan hoạt động độc lập từ năm 1999. Chức năng của CIC là thu thập, phân tích, dự đoán và cung cấp thông tin về doanh nghiệp và các hoạt động tiền tệ ngân hàng của họ cho các bên liên quan.

Hiện nay CIC là trung tâm thông tin tín dụng duy nhất hoạt động tại nước ta. Thông qua việc thu thập và chia sẻ thông tin tín dụng giữa các tổ chức tín dụng, nó đã đóng góp tích cực nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng theo hướng an toàn - hiệu quả- bền vững, góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại các tổ chức tín dụng.

+ Khẩn trương xây dựng chính sách phát triển Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân

Có thể nói trong điều kiện hiện nay hoạt động của CIC ngày càng quá tải. Tính đến năm 2010, khả năng của CIC cũng chỉ có thể phục vụ được khoảng 10 triệu khách hàng trong đó có 500.000 là khách hàng doanh nghiệp, còn lại là khách hàng cá nhân. Dự báo đến năm 2010 Việt Nam có khoảng hơn 25 triệu khách hàng vay tiêu dùng- đây là một lượng khách hàng quá lớn mà CIC với năng lực và cơ chế của một cơ quan đăng kí tín dụng Nhà nước như hiện nay thì chưa thể đáp ứng đầy đủ.

Thiếu cân xứng về thông tin đang ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của thị trường tài chính nước ta. Đã đến lúc cần cân nhắc thành lập trung tâm thông tin tín dụng tưu nhân để có đủ khả năng phục vụ phần còn lại của thị trường tốt hơn. Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân như là một mô hình đang rất phát triển ở nhiều nước và đang được chứng minh là có thể giúp tăng cường tiếp cận tín dụng cho các DNV&N và cá nhân.

+ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại

Song song với việc mở rộng quyền tự quyết của mỗi TCTD, không thể ngừng nâng cao việc theo dõi, giám sát hoạt động ngân hàng từ phía cơ quan quản lí, cụ thể là sự kiểm tra giám sát của bộ phận thanh tra NHNN.

Mục tiêu công tác thanh tra của NHNN là phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng, đồng thời chấn chỉnh hoạt động ngân hàng sau thanh tra. Trọng tâm thanh tra trong hoạt động tín dụng là kiểm tra việc chấp hành các quy định về cấp tín dụng, bảo lãnh, mở L/C nhập hàng trả chậm, kiên quyết xử lí những sai phạm đã được xác định cụ thể qua kết quả thanh tra.

Tuy nhiên công tác kiểm tra giám sát của NHNN phải được tăng cường nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. Các sai phạm có chế tài xử lí công khai, công bằng và minh bạch.

Trên cơ sở tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại đảm bảo các ngân hàng cạnh tranh một cách lành mạnh và bình đẳng trong kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo tính an toàn của hệ thống ngân hàng nói chung và nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng của các NHTM nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, chi nhánh Hà Nội (Trang 42)