+ Phối hợp với các cơ quan ban ngành, các hiệp hội
Muốn tiếp cận mở rộng cho vay đối với các DNV&N thì phải chủ động và tích cực phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các hiệp hội để tăng cường tuyên truyền, giới thiệu cơ chế, chính sách, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; đồng thời cùng với các cơ quan ban ngành, các hiệp hội mở các lớp bổ sung kiến thức kinh doanh, kiến thức tài chính, kĩ năng lập và đánh giá hiệu quả phương án, dự án,… cho các DNV&N.
+ Chú trọng tới cán bộ tín dụng và thực hiện chuyên môn hóa cán bộ phục vụ các DNV&N
Yếu tố con người có tầm quan trọng đặc biệt trong mọi lĩnh vực hoạt động ngân hàng, đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng là một lực lượng rất quan trọng. Do đó việc tuyển dụng và đào tạo cán bộ tín dụng luôn được quan tâm và có một quy trình chặt chẽ để có một đội ngũ cán bộ chất lượng.
Một cán bộ làm công tác tín dụng cần có những kĩ năng cần thiết như: - Sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng mình;
- Kỹ năng giao dịch, ứng xử, thuyết trình;
- Các kiến thức cần thiết cho việc thẩm định và đánh giá tín dụng như: kiến thức về pháp luật, kế toán tài chính và những hiểu biết về kinh tế…;
- Có kiến thức tổng quát về chính trị, văn hóa, xã hội, địa lí, lịch sử…;
- Khả năng tư duy phân tích tổng hợp, phát hiện vấn đề để đề ra giải pháp xử lí;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, trách nhiệm. Do tính chất đặc thù của lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và tín dụng nên ngoài đòi hỏi về trình độ, cán bộ ngân hàng phải có đạo đức nghề nghiệp.
+ Chú trọng công tác thu hồi nợ phải trích lập dự phòng rủi ro và nợ ngoại bảng
Để thực hiện giải pháp này chi nhánh phải có một bộ phận chuyên trách quản lí mảng nợ có vấn đề với sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và thành viên phải là các đồng chí cán bộ có trình độ hiểu biết về tín dụng, pháp luật và nhiều lĩnh vực khác, là người có kinh nghiệm trong việc thu hồi nợ.
Việc tiến hành các biện pháp thu hồi phải diễn ra ngay sau khi khoản nợ có dấu hiệu rủi ro đầu tiên xảy ra như có nợ nhóm 2 trở lên tại các ngân hàng khác, chậm trả lãi gốc và lãi vay, xin gia hạn nợ,…
Để có biện pháp thu hồi nợ có hiệu quả, việc đầu tiên là phải phân tích từng khoản nợ để tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh, trên cơ sở đó phân thành nợ có bảo đảm bằng tài sản nhưng có khả năng thu hồi từ nguồn thu nhập của khách
hàng, nợ không có khả năng thu hồi từ nguồn thu nhập mà phải dùng nguồn xử lí tài sản đảm bảo để thu hồi nợ và không có đảm bảo bằng tài sản. Từ đó đề ra những biện pháp xử lí phù hợp.