4. Doanh thu cho
3.2. Ma trận Swot
Mô hình phân tích Swot là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), Swot cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. Swot phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...
Với tính hữu ích như vậy, thì việc thiết lập ma trận Swot cho nhà hàng khách sạn Duy Tân là rất cần thiết. Qua đó, giúp khách sạn xây dựng chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả và cóa tính khả dụng cao.
Điểm mạnh (Strength – S)
1. Được sự hậu thuẫn lớn từ phía Bộ tư lệnh Quân Khu 4.
2. Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động ham học hỏi.
3. Có một nền tảng cơ sở vật chất do chế độ cũ để lại. Hoạt động kinh doanh của khách sạn đang phát triển, mở rộng. 4. Thương hiệu khách sạn ngày càng lớn mạnh trong tâm trí khách hàng. 5. Vị trí khách sạn nhà hàng thuận lợi.
Điểm yếu (Weakness – W)
1. Hoạt động phụ thuộc vào Bộ tư lệnh Quân Khu 4.
2. Một số cơ sở vật chất, trang thiết bị của khách sạn đã cũ, không hiện đại. 3. Hoạt động marketing chưa thật sự mạnh, chưa có kế hoạch triển khai, khai thác khách cụ thể.
4. Nhân viên trình độ nghiệp vụ và khả năng giao tiếp chưa cao.
doanh rõ ràng
Cơ hội (Opportunities – O)
1. Có sự hợp tác du lịch giữa các nước trong khu vực.
2. Huế nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, và là thành phố festival của Việt Nam.
3. Chủ trương, chính sách của nhà nước và địa phương thuận lợi, tạo điều kiện cho khách sạn đầu tư phát triển.
4. Nhu cầu đi du lịch ngày càng cao, xu hướng chọn nhà hàng của khách sạn để tổ chức đám cưới, hội nghị ngày càng phát triển.
Nguy Cơ (Theat – T)
1. Ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế và thảm hại thiên tai.
2. Cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp trẻ cung cấp dịch vụ tương tự nhưng giá cả thì linh hoạt hơn nhiều. 3. Vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng được khách đặc biệt chú trọng nhưng đây là vấn đề mà doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch bệnh ngày càng nguy hiểm và khó lường.
4. Chất lượng dịch vụ không cao làm cho tỷ lệ khách quay lại lần 2 giảm.
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng tại khách sạn Duy Tân - Huế Duy Tân - Huế
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng khách sạn
Chất lượng dịch vụ nhà hàng không thể được khách hàng đánh giá cao mặc dù thức ăn ngon, nhân viên phục vụ tốt trong khi đó cơ sở vật chất của nhà hàng đã xuống cấp, hư hỏng. Vì vậy, khách sạn nên quan tâm để hoàn thiện cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng. Với tình hình về cơ sở vật chất hiện tại, thì bộ phận nhà hàng khách sạn Duy Tân nên:
− Nâng cấp, thay mới các loại bàn ghế đã xuống cấp nghiêm trọng; hệ thống khăn trải bàn, bọc ghế cần thay mới và được giặt sạch sau khi phục vụ, đặc biệt là sau khi phục
tiệc cưới. Nhiều khách đã phàn nàn về vấn đề khăn bọc ghế và khăn trải bàn bẩn, thậm chí có mùi hôi.
− Các quầy ba trong nhà hàng chỉ đóng vai trò như quầy thu ngân chứ không thực dụng. Vì vậy cần thiết kế sao cho bắc mắt và làm nổi bật cho phòng ăn. Trong các nhà hàng, nên đặt thêm các cây xanh để tạo không khí thoải mái cho khách.
− Hệ thống máy lạnh, máy chiếu... cần thường xuyên kiểm tra, và phải có nhân viên phụ trách khâu này khi có sự cố xảy ra. Thực tế đã có sự cố xảy ra khi hệ thống máy chiếu không hoạt động trong lúc khách đang dùng tiệc cưới; khách đã phàn nàn nhưng không có nhân viên nào đứng ra khắc phục.
3.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ở bộ phận nhà hàng
Nhân viên phục vụ là người đại diện nhà hàng trực tiếp phục vụ khách, vì vậy chất lượng phục vụ của nhân viên quyết định rất lớn đến chất lượng dịch vụ. Cho dù nhà hàng khách sạn có đẹp, sang trọng như thế nào, chất lượng các món ăn có ngon đến đâu mà khuôn mặt của nhân viên phục vụ lúc nào cũng “lạnh như tiền” thì làm sao khách có thể thoái mái để thưởng thức món ăn.
Cần có một lộ trình, chính sách tuyển và đào tạo nhân viên hợp lý, cần có những chính sách thưởng phạt cụ thể để nâng cao khả năng tự giác của nhân viên trong quá trình phục vụ. Phân công công việc cho nhân viên một cách rõ ràng và cụ thể, tránh sự chồng chéo công việc, và hạn chế việc tăng ca của nhân viên vì làm như vậy sẽ giảm chất lượng phục vụ.
3.3.3. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ăn uống
Thực tế cho thấy, trong kinh doanh thì ta cố gắng đa dạng hóa các mặt hàng để giảm thiểu rủi ro. Thì trong kinh doanh dịch vụ nhà hàng cũng vậy, chúng ta phải cố gắng tìm ra thật nhiều món ăn, thức uống để cho khách hàng dể lựa chọn. Thực đơn phải phong phú để khách không cảm thấy nhàm chán sau nhiều lần sử dụng dịch vụ tại nhà hàng.
Thực tế cho thấy, khách sạn Duy Tân là đơn vị cung cấp nhiều món ăn hơn hẳn các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn. Vì lý do này mà khách sạn Duy Tân được chọn là đơn
vị đại diện cho miền Trung, để giới thiệu ẩm thực đến du khách trong dịp festival nghề truyền thống Huế từ ngày 30/4 đến 03/05/2011.
3.3.4. Tạo nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm ổn định
Trong kinh doanh, chúng ta phải luôn chủ động trong mọi hoạt động. Với hệ thống nhà hàng hoạt động thường xuyên và hiệu quả như vậy, thì khách sạn nên tìm những đối tác cung cấp nguyên liệu thực phẩm có uy tín và làm ăn lâu dài với họ. Có như vậy thì khách sạn mới chủ động, luôn có hàng để bán và không bị ép giá khi mà thị trường giá cả tăng lên hàng ngày, hàng giờ như hiện nay. Mặt khác, làm như vậy khách sạn dể kểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và có thể nhập hàng với mức giá cạnh tranh hơn so với mua lẻ từ nhiều nguồn cung khác nhau.
Thực tế, tại khách sạn Duy Tân cũng thường tổ chức những buổi gặp gỡ các khách hàng. Mục đích nhằm tăng mối quan hệ hợp tác, qua đó giám đốc gửi lời cảm ơn đến các bạn hàng. Tuy nhiên, khách sạn làm việc với các bạn hàng chưa chuyên nghiệp, làm mất thời gian và làm cho họ cảm thấy rất khó chịu.
3.3.5. Tăng cường hoạt động quảng cáo và thường xuyên thu nhận ý kiến phản hồi của khách hàng hồi của khách hàng
Khách sạn phải tăng cường công tác quảng cáo, tuyên truyền để khách biết đến nhà hàng của mình nhiều hơn. Khi thị trường cạnh tranh khóc liệt như ngày nay, thì chúng ta không thể để khách tìm đến chúng ta, mà chúng ta phải tìm đến khách hàng, giới thiệu cho họ biết những ưu diểm, những sản phẩm mà nhà hàng mình cung cấp.
Như ta đã biết, chất lượng dịch vụ không thể đo lường hay nhìn thấy được. Mà chất lượng dịch vụ đo bằng mức độ hài lòng của khách hàng. Vì vậy, khách sạn phải thường xuyên thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng để cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ, tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ.
3.3.6. Cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các bộ phận
Để cho chất lượng của nhà hàng được nâng cao, thì sự phối hợp của các bộ phận là rất quan trọng. Trong phục vụ khách, thì cần sự phối hợp của ba bộ phận bàn, bar và bếp
để hoàn thành một quy trình phục vụ. Để quy trình này xảy ra xuôn sẻ thì đòi hỏi cả ba bộ phận không dược mắc lỗi và có sự hợp tác ăn ý với nhau.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các phòng ban cũng rất quan trọng, phòng kinh doanh sẽ nhận hợp đồng đặt tiệc của khách hàng thì phải thông tin cho bộ phận nhà hàng ngay để có thời gian để chuẩn bị. Không những thế, các bộ phận khác cũng tác động đến chất lượng dịch vụ nhà hàng, ví dụ như nhân viên bảo vệ vui vẻ nhiệt tình sẽ gây ấn tượng tốt đầu tiên khi khách bước chân vào khách sạn.
PHẦN III