6. Theo trình độ ngoại ngữ
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của nhà hàng khách sạn Duy Tân
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của bộ phận nhà hàng khách sạn Duy Tân
(Nguồn: Phòng Tổ Chức – Khách sạn Duy Tân) Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
− Trưởng nhà hàng: trực tiếp chỉ huy, quản lý mọi hoạt động của nhà hàng, báo cáo tình hình kinh doanh của nhà hàng lên cho Giám Đốc, tiếp nhận và xử lý mọi thắc mắc, phàn nàn, phản ánh của nhân viên trong nhà hàng.
− Tổ phó nhà hàng: có trách nhiệm phụ trách các công tác dịch vụ, chất lượng của nhà hàng và phụ trách về công tác chuyên môn, đào tạo đội ngũ nhân viên.
− Kế toán nhà hàng: làm công tác hạch toán mọi khoản chi phí, doanh thu, lãi lỗ, đề xuất nguồn vốn cho bộ phận nhà hàng.
Trưởng nhà hàng Trưởng ca 2 Bếp trưởng Các nhân viên Tổ phó nhà hàng Kế toán nhà hàng Phụ bếp Trưởng ca 1 Các nhân viên
− Trưởng bếp: chịu trách nhiệm chế biến các món ăn phục vụ cho khách.
− Trưởng ca: phụ trách bố trí, phân bổ, điều hành nhân viên làm việc theo đúng quy định, đúng ca làm việc của mình và điều động nhân viên khi cần thiết.
2.1.3. Tổ chức hoạt động kinh doanh của nhà hàng Duy Tân
Kinh doanh dịch vụ ăn uống là một hoạt động không thể thiếu của các cơ sở kinh doanh khách sạn hiện đại, bao gồm việc sản suất, bán và phục vụ ăn uống cho khách với mục đích tăng doanh thu và kiếm lợi nhuận.
Kinh doanh nhà hàng là một mảng lớn và quan trọng trong khách sạn, để kinh doanh nhà hàng trong khách sạn có kết quả tốt thì phải có sự phối hợp hoạt động giữa ba bộ phận sau:
− Bộ phận phục vụ bàn: trực tiếp tiếp xúc và phục vụ món ăn, thức uống cho khách. Chất lượng của bộ phận nhân viên này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ.
− Bộ phận bar: chủ yếu phục vụ nhu cầu về các loại đồ uống cho khách. − Bộ phận bếp: chế biến các món ăn cho khách theo thực đơn đã đặt.
Ngoài ra, các chiến lược kinh doanh do các nhà quản trị đưa ra cũng rất quan trọng, hoạt động marketing, khuyến mãi tốt sẽ giúp nhà hàng thu hút được nhiều khách hơn.
Hơn hẳn các nhà hàng khách sạn khác trên địa bàn, nhà hàng khách sạn Duy Tân không những phục vụ tốt các bữa ăn cho khách lưu trú; mà nhà hàng còn tổ chức rất tốt các tiệc như đám cưới, hội nghị... Uy tín cũng như thương hiệu của nhà hàng được khách hàng tín nhiệm cao, từ đó giúp cho nhà hàng ngày càng phát triển. Cụ thể, lợi nhuận từ lĩnh vực nhà hàng cao nhất trong cơ cấu lợi nhuận của khách sạn; mặt khác, nhà hàng của khách sạn Duy Tân được đánh giá hàng đầu trong tổ chức tiệc đám cưới.
Tận dụng mặt bàng của nhà hàng rộng lớn, cộng thêm đội ngũ nhân viên có chất lượng, nhà hàng của khách sạn Duy Tân đã tổ chức rất tốt các tiệc lớn mà khách hàng đã đặt. Vào mùa cao điểm (mùa cưới), mỗi ngày nhà hàng có thể tổ chức tối đa 6 tiệc cưới. Tuy nhiên, nhà hàng thường nhận từ 3 đến 5 tiệc cưới mỗi ngày chứ không nhận hết công suất. Qua đây ta thấy được khách sạn đã quan tâm đến chất lượng dịch vụ của nhà hàng,
vì nếu nhận hết công suất thì chất lượng dịch vụ sẽ không cao, làm mất uy tín đối với khách hàng. Doanh nghiệp không vì chạy theo lợi nhuận mà từ bỏ khách hàng, không vì cái lợi trức mắt mà đánh mất cơ hội kinh doanh lâu dài, và nhà hàng khách sạn Duy Tân đã làm được điiều đó.
Nhà hàng Duy Tân thường tổ chức tiệc vào 2 suất:
• Suất 1: Từ 11 giờ trưa đến 14 giờ, suất này thường tổ chức đám cưới. Nếu trong ngày mà khách sạn chỉ có từ 1 đến 2 tiệc cưới thì thường tổ chức vào suất này (tuy nhiên có sự thống nhất, thỏa thuận giữa nhà hàng và khách đặt tiệc).
• Suất 2: Từ 17 giờ đến 20 giờ, các tiệc hội nghị, hội thảo thường tổ chức vào suất này vì đây là thời điểm kết thúc một ngày làm việc rất thuận tiện cho các nhân viên nghỉ việc tại công sở để đến dự tiệc.
Nếu như số lượng khách một tiệc quá lớn thì nhà hàng tận dụng thêm sảnh lễ tân để xếp thêm khoảng từ 6 đến 12 bàn dự phòng. Trong trường hợp này, khách sạn Duy Tân đã làm khá tốt, không để làm ảnh hưởng đến khách lưu trú và chất lượng dịch vụ bửa tiệc.