Tăng cường công tác kế toán quản trị CPS

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần may & thương mại Mỹ Hưng (Trang 66)

b) Hình thức trả lương theo thời gian

4.3.7.Tăng cường công tác kế toán quản trị CPS

Kế toán quản trị rất cần thiết cho quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp vì nó cung cấp thông tin để ra quyết định về hoạch định giá thành định mức, kế hoạch về chi phí định mức… Trong quản lí việc lập ra kế hoạch chưa đủ mà quan trọng hơn là cần những thông tin có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch. Kế toán quản trị giúp cho chức năng kiểm tra bằng cách thiết kế nên các báo cáo dạng so sánh. Các nhà quản trị sử dụng báo cáo đó để kiểm tra, đánh giá trong các lĩnh vực mà học quan tâm để xem xét và điều chỉnh thực hiện mục tiêu đề ra.

Mục đích của kế toán quản trị chi phí là phải tính toán được chi phí sản xuất của từng phân xưởng, từng loại sản phẩm… Phân tích tình hình thực hiện mục tiêu thực tế so với kế hoạch, từ đó tập hợp các dữ liệu cần thiết để dự kiến phương hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Như vậy kế toán quản trị dối với kế toán chi phí sản xuất bao gồm các công việc sau:

- Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm may mặc, lựa chọn các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm may mặc, phương pháp phân bổ chi phí sản xuất sản phẩm may mặc theo mục tiêu quản trị.

- Xây dựng định mức và lập dự toán CPSX sản phẩm may mặc.

- Mở rộng hệ thống sổ kế toán chi tiết để thu thập thông tin chi tiết về CPSX sản phẩm may mặc.

- Cung cấp thông tin để lập báo cáo quản trị (như báo cáo sản xuất theo phân xưởng, báo cáo kết quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí…) Vì chỉ tập chung vào nghiên cứu kế toán CPSX sản phẩm may mặc, không nghiên cứu về giá thành nên sau đây em xin trình bày báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh dạng số dư đảm phí trong kỳ của công ty:

Báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí

Chỉ tiêu Tổng số Tính cho đơn vị sản

Doanh thu g.x g

Biến phí b.x b

Số dư đảm phí (g-b)x g-b

Định phí A

Lãi thuần (g-b)x-A

Trong đó:

- g là đơn giá sản phẩm

- x là số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc bàn giao cho khách hàng Khi đó, gx là doanh thu của loại sản phẩm đó

- b là biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm, là những chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của số lượng sản phẩm. Số lượng sản phẩm được sản xuất ra càng nhiều thì khoản chi phí này càng lớn.

Việc xác định biến phí cho một đơn vị sản phẩm công ty hoàn thành có thể thực hiện được vì dụa trên cơ sở việc sản xuất thử của phòng kế hoạch định ra được mức nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đồng thời tính ra được số giây để hoàn thành sản phẩm nên sẽ tính ra được chi phí nhân công và xây dựng định mức chi phí cho một số khoản chi phi khác.

- A là định phí, là khoản chi phí không thay đổi về tổng số khi số lượng sản phẩm sản xuất ra trong phạm vi phù hợp. Đây là chi phí cố định mà công ty phải bỏ ra kể cả trong trường hợp công ty co sản xuất ra sản phẩm hay không. Ví dụ: chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc…

- (g-b)x là số dư đảm phí, chính là phần doanh thu còn lại sau khi trừ đi toàn bộ biến phí . Vì định phí cố định nên số dư đảm phí của sản phẩm càng lớn thì lãi thuần mà sản phẩm đó mang lại càng cao.

Do đó có thể dựa vào chỉ tiêu này để xác định mặt hàng chủ đạo trong sản xuất của công ty, cũng như việc lựa chọn các hợp đồng, đơn dặt hàng tốt nhất.

Ví dụ: có 2 hợp đồng sản xuất gia công như sau:

HĐ 1: Sản xuất áo sơ mi đơn giá gia công là 16000 đồng, số lượng là 1000.000 chiếc

HĐ 2: Sản xuất áo khoác đơn giá gia công 20.000, số lượng 700.000 chiếc

Sauk hi xem xét các hợp đồng phòng kỹ thuật dự kiến có b1 = 9000, b2=12000, thời gian sản xuất một áo khoác nhiều hơn thời gian sản xuất 1 áo sơ mi nên thời gian sản xuất 700.000 áo khoác tương đương thời gian sản xuất 1000.000 áo sơ mi. Định phí sản xuất 2 hợp đồng là như nhau vì nếu chọn một trong hai hợp đồng thì đều tiến hành sản xuất trong các phân xưởng như nhau.

Dựa vào thong số trên có thể lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí dự kiến như sau:

Đơn vị: 1000đ

Chỉ tiêu Sản phẩm áo sơ mi Sản phẩm áo khoác Tiền Đơn vị Tiền Đơn vị

Doanh thu 16.000.000 16 14.000.000 14

Biến phí 9.000.000 9 8.400.000 8.4

Số dư đảm phí 7.000.000 7 5.600.000 5.6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Định phí 5.000.000 5000.000

Lãi thuần 2.000.000 600.000

Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên, nhà quản trị sẽ dễ dàng ra quyết định lựa chọn hợp đồng gia công áo sơ mi (hợp đồng 1)

Bộ giáo dục và đào tạo Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường Đại học Thương Mại Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần may & thương mại Mỹ Hưng (Trang 66)