Về chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần may & thương mại Mỹ Hưng (Trang 61)

b) Hình thức trả lương theo thời gian

4.3.4. Về chi phí nhân công trực tiếp

Tiền lương nghỉ phép là một khoản chi phí nhân công trực tiếp. tại công ty cổ phần may và thương mại Mỹ Hưng, CPNCTT là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng CPSX toàn doanh nghiệp, nên việc hạch toán chi phí NCTT chính xác đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác kế toán CPSX tại công ty. Hiện nay, công ty chưa trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Vì vậy, nếu những khoản chi phí này phát sainh trong kỳ nào thì làm cho chi phí kỳ đó tăng lên đáng kể. Để đảm bảo việc tính chi phí được chính xác, đồng thời cũng đảm bảo nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc thận trọng công ty nên tiến hành trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Kế toán sử dụng TK 335- Chi phí phải trả. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 335 là bên nợ phản ánh các khoản chi trả thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả, số chênh lệc về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế, được ghi giảm chi phí. Bên có phản ánh các khoản chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào CPSX, kinh doanh. Số dư bên có phản ánh chi phí phải trả đã tính vào CPSX, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. Việc trích trước lương nghỉ phép cho công nhân được tiến hành như sau:

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 Khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân

sản xuât trong kỳ Có TK 335

Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:

Nợ TK 622 : CPNCTT (nếu số phải trả lớn hơn số trích trước) Nợ TK 335 : Chi phí phải trả (số đã trích trước)

Có TK 334 : Phải trả người lao động (tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả)

Có TK 622 : Chi phí NCTT (nếu số phải trả nhỏ hơn số

Tỷ lệ trích

trước =

tổng số ngày nghỉ phép thực tế năm trước

Tổng số ngày phép được hưởng theo chế độ x 100% Tổng tiền lương nghỉ phép trích trước cả năm = Tỷ lệ trích trước x Tổng lương cơ bản được nghỉ theo chế độ (năm) Tổng tiền lương nghỉ phép trích trước của một tháng = tổng tiền lương nghỉ phép trích trước cả năm 12

trích trước)

4.3.5. Về CPSXC

Về tính khấu hao TSCĐ

Hiện nay, tất cả các TSCĐ của công ty đều được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, với thời gian sử dụng theo khung thời gian khấu hao TSCĐ theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, trong các phân xưởng sản xuất có các hệ thống máy như máy 1 kim mũi thắt nút, máy 2 kim móc xích kép,… có thời gian sử dụng 6 năm nhưng cường độ hoạt động của chúng lại rất lớn. Vì vậy, phương pháp khấu hao đường thẳng đối với những TSCĐ trên như hiện nay là không phù hợp. Hơn nữa công nghệ thì ngày càng tiên tiến nên hệ thống máy mới ra đời luôn có những tính năng ưu việt, cho năng suất lao động cao hơn. Do đó, để đảm bảo thu hồi vốn nhanh nhằm đầu tư dây truyền sản xuất hiện đại đáp ứng yêu cầu sản xuất là rất cần thiết. Theo em, công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần để trích khấu hao đối với hệ thông máy may ở các phân xưởng.

Theo phương pháp này, số tiền khấu hao hàng năm được xác định như sau: MKi = Gdi x Tkh

Trong đó:

MKi : Mức khấu hao TSCĐ năm thứ i

Gdi : Giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i i : Thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ (i = 1,n) Tkh : Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ Tkh = Tk x Hs

Trong đó:

Tk : Tỷ lệ khấu hao tuyến tính Tk = 1/số năm sử dụng

Hs : hệ số điều chỉnh

Hs = 1,5 Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 1 đến 4 năm Hs = 2 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm

Hs = 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm.

Trong những năm cuối khi mức khấu hao năm xác định theo mức khấu hao giảm dần bằng hoặc thấp hơn giá trị trung bình tính bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm suwd dụng còn lại, thì kể từ năm đó, mức khấu hao được tính bằng giá trị trung bình kể trên.

Ví dụ: trong công ty, hệ thống máy 1 kim có nguyên giá là 1.192.755.541, thời gian sử dụng là 6 năm. Nếu tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần thì được thực hiện như sau:

Tk = 1/6 (hay 16,67%), i = 6 nên Hs = 2

Do đó, Tỷ lệ khấu hao là Tkh = 16,67% x 2 = 33,33% Lập bảng tính khấu hao hàng năm như sau:

TT năm

Giá trị đầu năm của TSCĐ Tỷ lệ khấu hao (%) Mức khấu hao năm Mức khấu hao lũy kế Giá trị còn lại của TSCĐ 1 1.192.755.541 33,33 397.545.421,8 397.545.421,8 795.210.119.2 2 795.210.119.2 33,33 256.043.532,7 662.588.954,5 530.166.586,5 3 530.166.586,5 33,33 176.704.523,3 839.293.477,8 353.462.063,2 4 353.462.063,2 - 117.820.687.7 957.114.165,5 235.641.375.5 5 235.641.375.5 - 117.820.687,7 1.074.934.853,2 117.820.687,6 6 117.820.687,6 - 117.820.687,6 1.192.755.541 0

Về phân bổ giá trị công cụ dụng cụ

Tại công ty cổ phần may và thương mại Mỹ Hưng, có những côn cụ, dụng cụ có giá trị lớn thuộc dạng phân bổ nhiều lần như bàn là, máy dập cúc, sung bắn tẩy,…. đều được phân bổ một lầ giá trị thực tế vào chi phí sản xuất trong kỳ. Theo em, đối với những công cụ , dụng cụ có giá trị lớn như trên cần được phân bổ vào chi phí sản xuất trong nhiều kỳ. Để đảm bảo nguyên tắc phù hợp, kế toán sử dụng TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn. Nội dung và kết cấu tài khoản này là bên nợ phản ánh chi phí trả trả trước ngắn hạn thực tế phát sinh. Bên có phản ánh các khoản chi

phí trả trước ngắn hạn đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Số dư bên nợ của tài khoản này phản ánh các khoản chi phí trả trước ngắn hạn chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

Do đó, khi xuất dùng công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dưới một năm, phải phân bổ nhiều kỳ trong một năm, căn cứ vào phiếu xuất kho CCDC kế toán ghi:

Nợ TK 142 : Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK153 : Giá trị công cụ dụng cụ thực tế xuất dùng

Định kỳ (tháng, quý), kế toán phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất trong kỳ, ghi:

Nợ TK 627(3) : Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ Có TK 142 : Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ

Ví dụ: Bàn là treo có tổng trị giá là 30.546.400 khi xuất dùng CCDC thuộc dạng phân bổ 2 lần, kế toán ghi:

Nợ TK 142 : 30.546.400 Có TK : 30.546.400

Khi phân bổ vào CHSX trong tháng, kế toán ghi : Nợ TK 142 : 15.273.200

Có TK 627 : 15.273.200

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần may & thương mại Mỹ Hưng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w