Giải pháp về giống và kỹ thuật thâm canh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nghiên cứu giải pháp nâng cao thu nhập từ trồng mía cho các hộ nông dân tại xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 86)

Như ta đã biết thì giống là một trong ba yếu tố cần thiết của bất kỳ một loại cây trồng nào trong sản xuất nông nghiệp, và là yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng sau này. Đối với cây mía nguyên liệu thì trong thời gian tới UBND xã Châu Khê, nhà máy đường sông Lam cần phối hợp với các cơ quan chức năng tìm hiểu, nghiên cứu và nhập các giống mía tốt từ nhiều nới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, có khả năng chống dịch bệnh cao. Nhằm cải thiện năng suất và chất lượng mía hiện tại ở trên địa bàn xã.

Cùng với giống mới, kỹ thuật thâm canh mĩa cũng đóng vai trò quyết định năng suất của cây mía. Người dân nên thâm canh trồng mía bằng hom một mắt mầm hoặc trồng bằng ngọn, trồng xen các loại cây họ đậu để cải tạo đất cho mía. Mở rộng công tác luân canh mớa trờn đất ruộng như mô hình một số huyện ở Thanh Húa: Mớa xuõn ( Thỏng 1 đến tháng 9) + Đậu tương đụng ( Thỏng 9 đến tháng 12)… Áp dụng mô hình trồng xen canh, ngoài lợi nhuận thu từ cây mía hộ còn thu thêm từ cây màu vừa giúp nông hộ có được nguồn vốn phụ để đầu tư cho cây mía theo kiểu lấy ngắn nuôi dài. Đồng thời màu còn

giữ lượng đạm giúp cho đất không bị bạc màu, đây là nguồn đạm quý giá cho mía phát triển tốt, tiết kiệm được phân bón.

Trong vấn đề phân bón thì phân hữu cơ đang là một khó khăn không dễ giải quyết. Hàng năm mía trút bỏ một lượng lá tương đối lớn, lượng lá này không chỉ là nguồn chất hữu cơ lớn mà còn là kho dự trữ lượng P, K, Ca và các nhân tố vi lượng khác. Đây là nguồn hữu cơ tại chỗ. Tuy nhiên trên thực tế lá mía chưa được tận dụng để làm phân trở lại, mà sau mỗi vụ thu hoạch hộ lại đốt lá mía với lý do là lá mía gây cản trở cho việc cày bừa. Việc đốt lá mía đã tiêu phí đi một lượng phân hữu cơ lớn, đồng thời các khoáng chất trong đất một phần mất đi do lửa nóng làm bay hơi, đất dẽ bạc màu. Vì vậy trong những vụ mía sua hộ nờn cú biện pháp để có thể tận dụng nguồn chất hữu cơ từ lá mía để làm phân bón. Hộ nờn bún đủ phân theo quy trình thâm canh, đặc biệt là phân hữu cơ tối thiểu là 15 tấn /ha, trong đó từ 2 đến 3 tấn phân hữu cơ vi sinh, phân của nhà máy đường.

Trong khâu làm đất cần đẩy mạnh kỹ thuật thâm canh mía bằng đẩy mạnh cơ giới hóa trong khâu làm đất, đặc biệt đối với đất sử dụng cày một lưỡi, cày ruộng theo đường đồng mức để bảo đảm độ sâu 35 đến 50 cm và hạn chế súi mũn. Giỳp cho bộ rễ phát triển tốt, hạn chế hiện tượng đổ ngó cõy khi gặp gió.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Nghiên cứu giải pháp nâng cao thu nhập từ trồng mía cho các hộ nông dân tại xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (Trang 86)