ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CỦA CÁC KLN TRONG RAU XÀ

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã điện minh và điện nam trung huyện điện bàn – tỉnh quảng nam (Trang 65)

3. Bố cục khóa luận

3.5.ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CỦA CÁC KLN TRONG RAU XÀ

XÀ LÁCH BẰNG CHỈ SỐ HRI

Để đánh giá rủi ro sức khỏe thông qua tiêu thụ rau xà lách tại 2 vùng chuyên canh rau xã Điện Minh và xã Điện Nam Trung, chúng tôi tiến hành tính toán lượng tiêu thụ hằng ngày (DIM) đối với người trưởng thành có độ tuổi từ 18 – 35 (cả nam và nữ), từ đó xác định chỉ số HRI (với giá trị HRI >1 cho bất kì KLN nào trong rau xanh được coi là không an toàn cho sức khỏe con người và ngược lại). Qua chỉ số này, có thể biết được rủi ro về sức khỏe khi tiêu thụ rau

0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 Cu Zn Cr Pb TF TFĐR TFRL

trồng tại địa điểm nghiên cứu và có các điều chỉnh hợp lý trong chế độ ăn để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phơi nhiễm đối với các KLN độc hại. Kết quả tính toán giá trị DIM, HRI và liều lượng tham khảo theo USEPA của 5 KLN (Cu, Zn, Cr, Cd và Pb) [43] được trình bày trong bảng 3.10 và hình 3.8, 3.9.

Lượng tiêu thụ KLN trung bình hằng ngày (DIM - daily intake of metal) thông qua con đường sử dụng rau xà lách bị nhiễm các KLN Cu, Zn, Cr, Cd, Pb

tại xã Điện Minh lần lượt đối với nam là: 0.004, 0.021, 2.5x10-4, 1x10-4, 5x10-4

và đối với nữ là: 0.005, 0.025, 3x10-4, 1.2x10-4, 6x10-4, trong khi đó tại xã Điện

Nam Trung lần lượt đối với nam là: 0.005, 0.007, 2.8x10-4, 9x10-5, 4x10-4 và đối

với nữ là: 0.006, 0.008, 3.3x10-4, 5x10-4. Kết quả này cho thấy, lượng tiêu thụ của tất cả các KLN hằng ngày đều thấp hơn so với ngưỡng giới hạn cho phép của USEPA. Giới hạn cho phép này được xem như là sự tiếp xúc hằng ngày của con người mà không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe từ các rủi ro do độc chất KLN trong suốt cuộc đời [68].

Bảng 3.10. Giá trị DIM và chỉ số HRI của các KLN đối với nam và nữ tại xã Điện Minh và xã Điện Nam Trung

Kim loại nặng RfD

Nam Nữ

DIM HRI DIM HRI

Xã Điện Minh Cu 0.04 0.004 0.106 0.005 0.124 Zn 0.3 0.021 0.070 0.025 0.082 Cr 1.5 2.5x10-4 1.7x10-4 3x10-4 2x10-4 Cd 0.001 1x10-4 0.102 1.2x10-4 0.120 Pb 0.0035 5x10-4 0.139 6x10-4 0.163

Xã Điện Nam Trung

Cu 0.04 0.005 0.120 0.006 0.141

Zn 0.3 0.007 0.023 0.008 0.027

Cr 1.5 2.8x10-4 1.9x10-4 3.3x10-4 2.2x10-4

Cd 0.001 9x10-5 0.095 1.1x10-4 0.111

Phơi nhiễm với KLN thông qua chuỗi thức ăn là một trong những con đường chủ yếu, từ đó, việc tiêu thụ thực thực phẩm bị ô nhiễm KLN có thể gây ra rủi ro đối với sức khỏe con người. Trong nghiên cứu này, rau xà lách – loại cây thực phẩm được trồng nhiều tại vùng trồng rau chuyên canh thôn Khúc Lũy và thôn 8B chủ yếu để cung cấp cho nhu cầu rau xanh của người dân địa phương và bán cho các khu vực lân cận. Kết quả đánh giá rủi ro sức khỏe dựa vào chỉ số HRI cho thấy, giá trị HRI của các KLN Cu, Zn, Cr, Cd, Pb tại xã Điện Minh lần

lượt đối với nam là: 0.106, 0.07, 1.7x10-4, 0.102, 0.139 và đối với nữ là: 0.124,

0.082, 2x10-4, 0.120, 0.163; tại xã Điện Nam Trung lần lượt đối với nam là:

0.120, 0.023, 1.9x10-4, 0.095, 0.128 và đối với nữ là: 0.141, 0.027, 2.2x10-4, 0.111, 0.151 đều nhỏ hơn rất nhiều so với 1, điều này cho thấy không có bất kỳ rủi ro nào đối với người dân khi tiêu thụ rau xà lách được trồng tại 2 vùng trồng rau chuyên canh này.

Hình 3.8. Giá trị HRI của các KLN đối với nam và nữ tại xã Điện Minh Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của S.Khan (2008) tiến hành tại Trung Quốc, nghiên cứu sử dụng chỉ số HRI để đánh giá rủi ro sức khỏe của người lớn và trẻ em khi tiêu thụ rau xà lách tại khu vực trồng được tưới bằng nước thải, kết quả thu được HRI của 6 KLN (Cd, Cr,

Cu, Ni, Pb và Zn) đều nhỏ hơn 1 [43]; nghiên cứu của Harmanescu (2011) tại

Rumani về đánh giá rủi ro sức khỏe khi tiêu thụ rau xà lách trồng tại vùng đất

0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16 0.18 Cu Zn Cd Pb H R I Nam Nữ

gần khu khai thác mỏ đồng, đánh giá cho cả đối tượng nam và nữ, kết quả nghiên cứu cho thấy HRI của KLN Pb và Cu nhỏ hơn 1 [37]; nghiên cứu của Wang (2012) trên đối tượng người lớn và trẻ em khi tiêu thụ 8 loại rau khác nhau được trồng trên đất tưới nước thải, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giá trị HRI của 5 KLN (Cu, Cr, Cd, Zn, Pb và As) đều nhỏ hơn 1 và không có bất kỳ rủi ro nào khi sử dụng rau tại địa điểm thực hiện [68].

Hình 3.9. Giá trị HRI của các KLN đối với nam và nữ tại xã Điện Nam Trung Theo Fu (2008) và Anne (2005), lượng tiêu thụ hằng ngày các KLN không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng của các nguyên tố đó ở trong thực phẩm mà còn phụ thuộc vào lượng lương thực/thực phẩm tiêu thụ hằng ngày. Bên cạnh đó, cân nặng cơ thể cũng ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng đối với chất ô nhiễm [22, 41].

Để đánh giá được rủi ro sức khỏe, điều cần thiết là ước tính được mức độ phơi nhiễm của con người đối với KLN bằng cách tìm ra các con đường tiếp xúc của chất ô nhiễm cho cơ thể con người. Theo Caussy (2003), có nhiều con đường dẫn đến phơi nhiễm đối với KLN như môi trường không khí, nước uống, thức ăn…[28]. Còn theo Harmanescu (2011), ngoài rau xanh sử dụng trong ăn uống, các sản phẩm như sữa, thịt, đồ uống và các thực phẩm đóng hộp cũng góp phần làm tăng lượng KLN trong tổng lượng tiêu thụ KLN hằng ngày [37]. Vì vậy, rất khó để kết luận rằng, những rủi ro hay nguy hại cho sức khỏe con người là chủ yếu do việc tiêu thụ rau có chứa KLN.

0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16 Cu Zn Cd Pb H R I Nam Nữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã điện minh và điện nam trung huyện điện bàn – tỉnh quảng nam (Trang 65)