Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro sức khỏe

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã điện minh và điện nam trung huyện điện bàn – tỉnh quảng nam (Trang 31)

3. Bố cục khóa luận

1.4.2. Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro sức khỏe

Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về đánh giá rủi ro sức khỏe khi tiêu

thụ thực phẩm bị nhiễm KLN, những nghiên cứu đó được thực hiện trong khoảng hơn thập kỷ gần đây với nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro khác nhau, cụ thể như các nghiên cứu sau:

Tại Ấn Độ, nghiên cứu của Rattan và các cộng sự (2005), tiến hành xác định hàm lượng của 7 KLN (Zn, Cu, Fe, Mn, Ni, Pb và Cd) trong đất, rau xanh và cả nước ngầm và rủi ro sức khỏe khi sử dụng rau tại khu vực nghiên cứu. Qua tính toán chỉ số HQ cho thấy rằng không có rủi ro cho bất cứ KLN nào trong tất cả các đối tượng nghiên cứu, trong đó, giá trị HQ của Ni là cao nhất trong 7 KLN và giá trị HQ của KLN trong các loại cây trồng khác nhau thì rất khác nhau [56].

Tại Rumani, nghiên cứu của Harmanescu (2011) đánh giá hàm lượng của các KLN (Fe, Mn, Zn, Cu, Ni, Cd and Pb) trong các loại cây thực phẩm phổ biến (dưa chuột, rau xà lách, đậu xanh, cà rốt và hành tây) trồng trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải từ vùng khai thác mỏ. Sau đó tính toán lượng tiêu thụ hằng

23

ngày (DIM) và chỉ số rủi ro sức khỏe (THQ) cho đối tượng nam và nữ. Kết quả hàm lượng KLN trong rau nằm trong giới hạn cho phép và giá trị THQ > 1 không có rủi ro sức khỏe cho con người khi sử dụng rau, giá trị THQ của nữ lớn hơn của nam trong tất các loại rau và KLN đang nghiên cứu. Tác giả nhận xét sử dụng THQ để đánh giá cho cái nhìn rõ ràng và cụ thể về rủi ro sức khỏe hơn khi chỉ đánh giá hàm lượng KLN trong đất và trong rau [37].

Tại Trung Quốc, nghiên cứu của Yanchun Wang (2012), nghiên cứu thực hiện tại 2 thành phố Beijing and Tianjin, đây là 2 khu vực sử dụng nước thải tưới tiêu trong khoảng thời gian dài. Nghiên cứu tính toán hệ số TF của 6 KLN Cu, Zn, Pb, Cr, As and Cd từ đất vào thực vật và chỉ số PLI để đánh giá mức độ ô nhiễm của đất tại địa điểm nghiên cứu. Nghiên cứu cũng ước tính lượng tiêu thụ KLN hằng ngày (EDI) và tính toán chỉ số THQ để xác định rủi ro sức khỏe khi tiêu thụ các loại rau, kết quả lượng tiêu thụ nhỏ hơn so với khuyến cáo và THQ < 1 cho thấy chưa có nguy hại đến sức khỏe bởi các chất ô nhiễm [68].

Tại Pakistan, nghiên cứu của Muhammad Usman Khan và cộng sự (2013) thực hiện đánh giá rủi ro sức khỏe của 12 loại cây trồng cho 5 đối tượng KLN là Cd, Cr, Ni, Mn và Pb. Nghiên cứu xác định hàm lượng KLN trong đất, nước và phần ăn được của cây lương thực được tưới bằng cả nước thải và nước sạch. Từ đó tính toán hàm lượng KLN tiêu thụ hàng ngày (DIM) và chỉ số HRI, kết quả thu được HRI > 1 đối với Pb và Cd trong hầu hết các loại cây trồng khác nhau được tưới bằng nước thải và nước sạch. Qua đó tác giả đã đề nghị cần phải xử lý nước thải trước khi sử dụng tưới tiêu và thường xuyên theo dõi để hạn chế ô

nhiễm KLN cho các loại cây lương thực thực phẩm [31].

Như vậy, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu được thực hiện tại vùng trồng rau Điện Minh và Điện Nam Trung của huyện Điện Bàn. Các nghiên cứu về đánh giá rủi ro sức khỏe do tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm KLN hầu như chưa có nghiên cứu được tiến hành.

24

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã điện minh và điện nam trung huyện điện bàn – tỉnh quảng nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)