Hàm lượng KLN trong phần không ăn được (thâ n+ rễ)

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã điện minh và điện nam trung huyện điện bàn – tỉnh quảng nam (Trang 61)

3. Bố cục khóa luận

3.3.2. Hàm lượng KLN trong phần không ăn được (thâ n+ rễ)

Kết quả xác định hàm lượng KLN trong phần không ăn được của các mẫu rau tại xã Điện Minh và xã Điện Nam Trung được trình bày trong bảng 3.8 và hình 3.6 (a – c). Kết quả này được so sánh với phần ăn được để đưa ra kết luận về khả năng tích lũy các KLN (Cu, Zn, Cr, Cd và Pb) của rau xà lách trong các phần khác nhau của cây.

Bảng 3.8. Hàm lượng KLN trong phần không ăn được (mg/kg)

Khu vực Giá trị Hàm lượng (mg/kg) Cu Zn Cr Cd Pb Điện Minh Thấp nhất 1.764 2.077 0.002 0.037 0.059 Cao nhất 8.475 9.565 0.041 0.119 1.517 Trung vị 4.776 5.813 0.020 0.086 0.568 Trung bình 4.876 5.940 0.020 0.084 0.636 Điện Nam Trung Thấp nhất 0.895 2.174 0.003 0.044 0.291 Cao nhất 21.570 11.278 0.234 0.167 1.600 Trung vị 5.923 5.301 0.081 0.105 0.716 Trung bình 7.775 5.774 0.086 0.103 0.818

Kết quả tại bảng 3.8 cho thấy hàm lượng KLN trong phần không ăn được (thân + rễ) của các KLN (Cu, Zn, Cr, Cd và Pb) tại xã Điện Minh lần lượt là: 4.876, 5.940, 0.020, 0.084 và 0.636 mg/kg và tại xã Điện Nam Trung lần lượt là: 7.775, 5.774, 0.086, 0.103 và 0.818 mg/kg.

Đối với 3 KLN (Cu, Cd và Pb), hàm lượng trong phần không ăn được của cả 2 vùng nghiên cứu đều cao hơn so với phần ăn được. Kết quả này tương tự các nghiên cứu như: nghiên cứu của Farooq (2008) (Cu-lá = 0.851 mg/kg, Cu- thân+rễ = 1.103 mg/kg; Pb-lá = 2.411 mg/kg, Pb-thân+rễ = 3.742 mg/kg) [31]; của Boamponsem (2012) (Cu-lá = 0.145, Cu-thân+rễ = 0.335 mg/kg; Cd-lá = < 0.002 mg/kg, Cd-thân+rễ = < 0.004 mg/kg; Pb-lá = < 0.005 mg/kg, Pb-thân+rễ =

< 0.01 mg/kg) [27]; của Adu (2012) (Cu-lá = 0.015, Cu-thân+rễ = 0.088 mg/kg; Cd-lá = 0.004 mg/kg, Cd-thân+rễ = 0.008 mg/kg; Pb-lá = 0.01 mg/kg, Pb- thân+rễ = 0.067 mg/kg) [21]. a) b) c)

Hình 3.6. Hàm lượng Cu, Zn, Cr, Cd và Pb trong thân và rễ

Theo Salvatore (2009), các KLN hấp thụ từ đất phần lớn vẫn tích tụ ở rễ và chỉ một phần được vận chuyển lên phần trên của thực vật [58]. Theo Warner (1993), thông thường hàm lượng KLN trong rễ cao hơn trong lá, trong quả và hạt của thực vật, điều này có thể giải thích cho hàm lượng KLN trong phần không ăn được nhiều hơn so với phần ăn được của rau xà lách tại các địa điểm nghiên cứu [51].

Khác với 3 KLN trên, hàm lượng Zn trong phần không ăn được của rau xà lách trồng tại xã Điện Minh thấp hơn phần ăn được, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Intawongse (Zn-lá = 307 mg/kg, Zn-thân+rễ = 210 mg/kg) [39]. Ngược lại, kết quả hàm lượng Zn trong phần không ăn được của rau xà lách trồng tại xã Điện Nam Trung cao hơn so với phần ăn được, tương đồng với nghiên cứu của Adu (2012) (Zn-lá = 0.062 mg/kg, Zn-thân+rễ = 0.119 mg/kg) [21]; của Farooq (2008) (Zn-lá = 0.743 mg/kg, Zn-thân+rễ = 2.135 mg/kg) [31]; của Boamponsem (2012) (Zn-lá = 1.853 mg/kg, Zn-thân+rễ = 3.337 mg/kg) [27]. Hàm lượng Zn trong phần ăn được cao hơn phần không ăn được khi trong đất có hàm lượng Zn cao. Zn là nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình trao đổi chất của thực vật nên chúng không có cơ chế đào thải hay hạn chế hấp thụ kim loại này, từ đó có thể gây hại và tích lũy cho cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn. Do vậy không nên trồng loại rau xà lách ở những khu vực ô nhiễm KLN Zn cao [58].

Tương tự với Zn, hàm lượng Cr trong phần không ăn được thấp hơn so với phần ăn được, kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Intawongse (Cr-lá = 1.31 mg/kg, Cr-thân+rễ = 1.05 mg/kg) [39].

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã điện minh và điện nam trung huyện điện bàn – tỉnh quảng nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)