Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã điện minh và điện nam trung huyện điện bàn – tỉnh quảng nam (Trang 40)

3. Bố cục khóa luận

2.3.8.Phương pháp xử lý số liệu

a. Phương pháp đánh giá ô nhiễm đất bằng chỉ số tải ô nhiễm (PLI)

Mức độ ô nhiễm KLN trong đất trồng rau được xác định bởi chỉ số tải ô nhiễm (PLI: pollution load index) của Tomlinson và cộng sự [65]. Chỉ số này dựa trên giá trị của hệ số ô nhiễm (CF: contamination factor) của mỗi KLN trong đất. CF được tính theo công thức:

CF = Cs

Cf

Trong đó: Cs là hàm lượng KLN trong đất (mg/kg)

Cf là hàm lượng KLN đối chiếu, giá trị Cf của Cu, Zn, Cr, Cd và Pb lần lượt là 50, 175, 90, 1 và 70 mg/kg [36].

32

Bảng 2.2. Phân loại đất ô nhiễm dựa vào CF

Giá trị CF Mức độ ô nhiễm

CF < 1 Chưa ô nhiễm

1 ≤ CF < 3 Có dấu hiệu ô nhiễm

3 ≤ CF < 6 Ô nhiễm nặng

CF ≥ 6 Ô nhiễm rất nặng

PLI ước tính mức độ ô nhiễm của tất cả các KLN trong nghiên cứu ở một

vị trí mẫu cụ thể. PLI được xác định bằng tích của 5 giá trị CF cao nhất (nếu số KLN nghiên cứu lớn hơn 5). Chỉ số tải ô nhiễm của mỗi vị trí được tính theo công thức:

PLIsite = (CF1 x CF2 x….x CFn)1/n

Trong đó: n là số lượng KLN nghiên cứu CF là hệ số ô nhiễm

Ngoài ra, dựa vào PLIsite để xác định được PLIzone, PLIzone lấy 5 giá trị PLIsite cao nhất nhân lại với nhau. Thông qua chỉ số này để đánh giá mức độ ô nhiễm KLN của toàn khu vực nghiên cứu:

PLIzone = ( PLIsite1 x PLIsite2 x...x PLIsite n )1/n

PLI là một chỉ số được dùng để đánh giá chất lượng đất, PLI < 1 biểu thị đất không ô nhiễm, PLI = 1 cho thấy ở mức độ này có chất ô nhiễm hiện diện và PLI > 1 chỉ ra sự suy thoái của chất lượng đất tại địa điểm nghiên cứu.

b.Phương pháp xác định hệ số vận chuyển của KLN

Hệ số vận chuyển (TF: translocation factor) của các KLN từ môi trường đất vào rau được tính bằng công thức:

TF = Cp

Cs Trong đó:

Cp là hàm lượng KLN trong thực vật (rễ lá hoặc) (mg/kg – khối lượng khô) Cs là hàm lượng KLN trong đất hoặc rễ hoặc thân (mg/kg – khối lượng khô)

33

Thông qua TF xác định được khả năng vận chuyển KLN từ môi trường đất vào rau. Giá trị TF càng cao thì sự di động của KLN càng nhiều hay nói cách khác, khả năng hấp thụ KLN của rau càng cao và ngược lại [60].

c. Phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe bằng chỉ số HRI

Để đánh giá rủi ro sức khỏe khi tiêu thụ rau xà lách, chúng tôi tiến hành tính toán 2 thông số sau:

+ Lượng tiêu thụ KLN hằng ngày DIM (daily intake of metal) thông qua con đường sử dụng thực phẩm bị nhiễm KLN được tính toán theo công thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DIM = Cv x Dfi x Cf

Baw Trong đó

Cv: hàm lượng KLN trong rau (mg/kg) Cf : hệ số chuyển đổi

Dfi: lượng rau xanh tiêu thụ hàng ngày, được khuyến cáo là 0.157 kg/người/ngày theo số liệu của Viện dinh dưỡng Việt Nam

Baw: trọng lượng trung bình của người trưởng thành (54 kg đối với nam và 46 kg đối với nữ theo số liệu của Viện dinh dưỡng Việt Nam)

+ Rủi ro sức khỏe do tiêu thụ rau xanh bị nhiễm KLN được tính dựa vào chỉ số HRI (health risk index):

HRI = DIM

RfD Trong đó: DIM là lượng tiêu thụ KLN hằng ngày.

RfD là liều lượng tham khảo, RfD của Cu, Zn, Cr, Cd và Pb lần lượt 0.04, 0.3, 1.5, 0.001 và 0.0035 mg/kg.ngày [70].

Nếu HRI >1 cho bất kì KLN nào trong rau xanh được coi là không an toàn cho sức khỏe con người và ngược lại.

d. Xử lý số liệu

- Số liệu được thống kê và xử lý bằng phần mềm MS.Excel 2010.

- Bản đồ được vẽ bằng phần mềm Mapinfo 10.5, biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Origin 8.5.1.

34

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã điện minh và điện nam trung huyện điện bàn – tỉnh quảng nam (Trang 40)