KHẢ NĂNG TÍCH LŨY KLN CỦA RAU XÀ LÁCH

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã điện minh và điện nam trung huyện điện bàn – tỉnh quảng nam (Trang 63)

3. Bố cục khóa luận

3.4. KHẢ NĂNG TÍCH LŨY KLN CỦA RAU XÀ LÁCH

KLN tồn tại trong đất ở nhiều dạng khác nhau, chủ yếu là 5 dạng: dạng trao đổi, dạng liên kết với cacbonat, dạng liên kết với hydroxit Fe-Mn, dạng liên kết với hữu cơ và dạng tồn dư. Thực vật chỉ có thể hấp thụ được dạng trao đổi và dạng liên kết với cacbonat, 2 dạng này được gọi là khả dụng sinh học của KLN [8]. Hệ số vận chuyển KLN được dùng để định lượng sự khác biệt tương đối về khả dụng sinh học của KLN từ đất vào cây.

Hệ số vận chuyển có nhiều tên gọi khác nhau như TF, TCs và cách tính khác nhau trong các nghiên cứu như: hệ số vận chuyển của phần ăn được, hệ số vận chuyển của phần không ăn được hay hệ số vận chuyển của cả cây (bao gồm phần ăn được và không ăn được) và hệ số vận chuyển từ đất vào rễ và từ rễ lên

lá. Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng kí hiệu TF và hệ số vận chuyển được tính từ đất vào rễ (TFĐR) và từ rễ lên lá (TFRL), kết quả được trình bày tại bảng 3.9 và hình 3.7.

Bảng 3.9. Hệ số vận chuyển KLN của rau xà lách

Rau xà lách (n = 20) Cu Zn Cr Cd Pb TFĐR 2.970 1.528 1.269 692.486 0.950

TFRL 0.324 0.851 3.799 0.384 0.482

Giá trị TFĐR được thể hiện theo thứ tự: Cd (692.486) > Cu (2.970) > Zn (1.528) > Cr (1.269) > Pb (0.950) và giá trị TFRL theo thứ tự: Cr (3.799) > Zn (0.851) > Pb (0.482) > Cd (0.384) > Cu (0.324). Qua đó cho thấy giá trị TFĐR của các KLN (Cu, Zn, Cd và Pb) cao hơn so với giá trị TFRL, trừ Cr, điều này đồng nghĩa là các KLN chủ yếu tích lũy ở phần rễ. Từ thứ tự sắp xếp TFĐR cho thấy Cd là KLN tích lũy nhiều nhất trong rễ, trong khi đó thứ tự sắp xếp giá trị TFRL cho thấy, Cr được hấp thụ bởi rễ và vận chuyển lên lá tốt nhất trong các KLN nghiên cứu, điều này đặt ra giả thiết rằng, Cr là kim loại có khả năng hấp thụ và tích lũy tốt bởi rau xà lách, đặc biệt là các cơ quan/bộ phận ở trên mặt đất.

Theo Khan (2008), giá trị TFĐR có mối tương quan nghịch với hàm lượng KLN trong đất, khi hàm lượng KLN trong đất thấp thì hệ số TFĐR sẽ cao và ngược lại [43]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuy hàm lượng Cd trong đất nhỏ nhất trong 5 KLN nhưng hệ số TFĐR của Cd cao nhất. Theo Lokeshwari (2006), giá trị TFĐR của Cd và Zn thường cao hơn so với các KLN khác vì chúng có tính

di động cao trong môi trường, ion Cd2+ liên kết yếu và ít được lưu giữ lại trong

Hình 3.7. Giá trị TFĐR và TFRL của các KLN trong rau xà lách

Theo Subhashini (2013), giá trị TFRL <1 cho thấy thực vật tích lũy phần lớn KLN ở rễ, ngược lại TFRL > 1, thể hiện sự vận chuyển KLN lên phần trên bởi thực vật [66]. TFRL-Cr = 3.799 cho thấy KLN này đã có sự dịch chuyển và tích lũy trên lá của cây trồng. Sự thay đổi giá trị TF khác nhau giữa các kim loại trong rau quả có thể do sự khác biệt về hàm lượng KLN trong đất và khả năng hấp thụ các nguyên tố kim loại khác nhau bởi thực vật [64]. Giá trị TFRL có sự khác nhau trong các nghiên cứu như: nghiên cứu của Ivasuc (2011) [Zn (0.97) > Cd (0.96) > Cu (0.83) > Pb (0.76)] [40]; của Mattina (2003) (Zn > Cd > Pb) [49]; của Satpathy (2013) (Cd > Cu > Zn > Pb) [60]; của Coupe (2013) [Zn (1.3) > Pb (0.9) > Cu (0.1) > Cr (0.08)] [30].

Một phần của tài liệu đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong rau xà lách tại vùng trồng rau xã điện minh và điện nam trung huyện điện bàn – tỉnh quảng nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)